Với chủ đề thú vị này, lớp 1B – kỹ năng xã hội – Trung tâm ứng dụng khoa học tâm lý, - giáo dục Hừng Đông đã tổ chức buổi học trao đổi về sự đa dạng và phong phú giữa văn hóa của miền Nam và Miền Bắc để tìm hiểu sự thú vị về văn hóa và đặc trưng của hai vùng miền này.
Để buổi trao đổi diễn ra một cách suôn sẻ, các bạn đều đã có thời gian chuẩn bị và tìm hiểu trước về các thông tin cung cấp cho buổi trao đổi này. Các bạn cùng nhau chỉ ra một số từ khóa để mọi người có thể dựa vào đó để khai thác ra những sự khác biệt giữa 2 miền Nam – Bắc. Buổi học diễn ra khá sôi nổi với sự tham gian của N.A, T.A và V.B. Với tinh thần giao lưu và chia sẻ, N.A và T.A đại diện cho miền Bắc chia sẻ về các nét văn hóa của miền Bắc còn V.B đại diện trình bày văn hóa của Miền Nam.

Qua thời gian trao đổi với nhau, các bạn đã thống nhất với nhau các chủ đề bàn luận chính trong buổi học đó là: “ Giọng nói, ẩm thực, trang phục và thời tiết ”.
Trước khi vào nội dung chính của buổi học, ba bạn N.A, T.A, V.B đã cùng nhau tham gia một trò chơi mang tên “Tìm từ đồng nghĩa”. Các bạn sẽ cùng nhau suy nghĩ và thảo luận xem những từ nào có gần nghĩa hoặc sát nghĩa với các từ đã cho sẵn từ trước. Với mỗi câu trả lời đúng, các bạn sẽ nhận được số ngôi sao tương thích. Người đưa ra nhiều câu trả lời chính xác và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng.
Các bạn khá tích cực trong việc trao đổi với nhau để tìm ra các từ đồng nghĩa với các từ đã cho trước. Bằng sự nỗ lưc và khả năng tư duy khá tốt của mình, các bạn đã đưa ra các đáp án chính xác và đã ghi được những ngôi sao cho bản thân.
Mở đầu buổi học, N.A đã đưa ra một số đặc điểm về giọng nói của người miền Bắc: “ Người miền Bắc có chất giọng thanh tao, trầm ấm, nói dễ nghe và hiểu được hết nghĩa của từ.” Đồng tình với quan điểm này, T.A bổ xung thêm rằng người miền Bắc sẽ nói rõ ràng và mạch lạc hơn, tuy nhiên có một số từ người miền Bắc sẽ dễ nói nhầm như “S” và “X”. Để buổi học trở sôi động hơn, V.B cũng đưa ra ý kiến của mình về giọng nói của người miền Nam. V.B chia sẻ: “Người miền Nam có giọng nói nhẹ nhàng và mềm mại, nhịp độ nói của họ sẽ nhanh hơn một chút so với người miền Bắc. Ngoài ra, có một số vần người miền Nam sẽ bị ngọng một chút.”

Qua phần thảo luận về giọng nói, các bạn có thể thấy được rằng dù hay hay không hay, cứng rắn hay mềm mại, dễ nghe hay khó hiểu thì giọng điệu của mỗi vùng miền nên được giữ gìn như một di sản của quốc gia bởi nó rất đáng được trân trọng và đáng được giữ gìn.
Để tiếp tục buổi học, V.B đã chủ động xung phong chia sẻ về chủ đề ẩm thực theo sự hiểu biết của mình. “ Ở trong Nam, con thường thấy họ cho thêm đường vào các món ăn để tăng thêm vị ngọt, có lẽ vì họ cảm thấy như vậy hợp với khẩu vị của mình.” – V.B chia sẻ. T.A cũng có ý kiến của mình: “Ơ sao khẩu vị của họ khác với bọn mình thế, ở ngoài này mọi người sẽ ăn đặm một chút, cụ thể là họ sẽ phối hợp với nhiều gia vị khác nhau để tạo lên tinh túy và linh hồn của món ăn.” N.A cũng chia sẻ sự hiểu biết của mình về chủ đề ẩm thực này: “Con thấy ở trong Nam họ thường hay có món thịt kho tàu vào ngày tết và ở miền Bắc lại không có, miền Bắc sẽ ăn các món như nem rán, bánh trưng, thịt, ... vào ngày tết.”
Chủ đề ẩm thực khá thu hút sự chú ý của các bạn, các bạn đều đưa ra những hiểu biết của mình về ẩm thực của các vùng miền và hiểu được lý do tại sao có sự khác như vậy.

Để hấp dẫn hơn, các bạn đã cùng nhau bàn về chủ đề thời tiết. Với chủ đề này, V.B đã chia sẻ với các bạn và thầy cô : “ Ở trong nam có hai mùa, đó là mùa nóng và mùa mưa. Thời tiết trong đó rất nóng và phải thường xuyên sử dụng điều hoà để cảm thấy mát mẻ khi ở ngoài trở về.” N.A cũng đưa ra ý kiến của mình về thời tiết của miền Bắc: “ Ở miền Bắc có bốn mùa khác nhau, đó là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Mỗi mùa có đặc điểm khác nhau, mùa xuân mát mẻ có chút mưa phùn, mùa hè thời tiết nóng nực, mùa thu thì mát mẻ và mùa đông thì lạnh.” T.A nói với Việt Bảo: “Hi vọng bạn sẽ sớm thích nghi được với thời tiết của miền Bắc.”
Từ chủ đề thời tiết, các bạn cùng đề cập đến sự khác nhau giữa thời trang của hai miền. Cả ba bạn đều cho ý kiến rằng thời trang ở hai miền có sự khác nhau rõ rệt. Điều đó quyết định một phần bởi yếu tố thời tiết. “ Vì thời tiết trong Nam chỉ có 2 mùa nóng và mùa mưa nên việc mặc trang phục mát mẻ rất phù hợp với điều kiện này còn miền Bắc sẽ chia ra các mùa. Tùy theo thời tiết của các mùa mà người miền Bắc sẽ thay đổi quần áo khác nhau, có khoảng thời gian sẽ mặc quần áo ấm khi trời trở lạnh, khi trời nóng sẽ mặc quần áo mát mẻ và có thể phối hợp mặc quần áo nỉ khi thời tiết se se lạnh.”

Lớp kết thúc buổi học bằng một buổi liên hoan nho nhỏ. Các bạn cùng nhau chia sẻ những món đồ ăn vặt nhẹ nhàng như bim bim, nước ngọt và chia sẻ với nhau về các vấn đề trong cuộc sống. Các bạn còn giao tiếp bằng tiếng Anh để có thể trao dồi từ vựng với nhau. Hy vọng các bạn có thể phát huy được tinh thần như thế từ nay về sau.
Thông qua buổi học với chủ đề: “Giao lưu văn hóa giữa hai miền Nam – Bắc”, các bạn đã được cung cấp thêm các thông tin và sự hiểu biết về văn hóa của các vùng miền. Qua cuộc trao đổi và thảo luận, các bạn cũng đã có sự hợp tác với nhau để có thể đưa ra được các chủ đề cần bàn luận, cải thiện được kỹ năng làm việc nhóm. Không chỉ thế, thông qua buổi học, các bạn đã biết lắng nghe và tôn trọng người khác khi người khác đưa ra ý kiến của mình. Các bạn đều cảm thấy rất vui vẻ và cởi mở khi chia sẻ sự hiểu biết của mình về sự khác nhau giữa văn hóa các vùng miền. Học sinh N.A chia sẻ: “con cảm thấy chủ đề này khá thú vị và con khá thích nó”. T.A và V.B cũng rất hứng thú với chủ đề này, đặc biệt là khi kết thúc buổi học có phần liên hoan nhỏ để các bạn vừa trò chuyện, vừa ăn vặt. Từ quá trình trao đổi và quan sát, giáo viên có thể thấy được các thế mạnh và sở thích của các bạn trong lớp học và từ đó có thể triển khai các hoạt động sao cho phù hợp với khả năng của các bạn và các bạn đều cảm thấy tích thú về hoạt động đó.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thế Quỳnh
Giáo viên lớp kỹ năng xã hội