Mâu thuẫn/bất đồng/xung
đột trong mối quan hện với bạn bè là
vấn đề khó tránh khỏi và nảy sinh trong quá trình tham gia các hoạt động xã hội giữa các cá nhân.
Mâu thuẫn là sự khác biệt hoặc đối lập
về quan điểm lợi ích, trong quá trình chơi, làm việc của
các cá nhân hoặc nhóm người tập thể. Mâu thuẫn được biểu hiện bên ngoài bằng những cảm
xúc, tình cảm với những cung bậc khác nhau tùy theo mức độ khác biệt.
Mâu thuẫn trong lứa tuổi trung học cơ sở xảy
ra thường xuyên hơn bởi đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, cái tôi được đề cao, đối
nghịch với khả năng nhận diện, kiểm soát và giải quyết tình huống phù hợp với bạn
bè. Đôi khi những mẫu thuẫn quá lớn có thể khiến xuất hiện xung đột giữa các cá
nhận trong trong quá trình tham gia các hoạt động chơi.
Giải quyết
xung đột không phải là việc
đơn giản, điều quan trọng là bạn nên tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, thảo
luận, cùng tìm ra giải pháp cho vấn đề vì xung đột là một phần trong cuộc sống
thường ngày của chúng ta.
Dưới đây là một số chiến lược giải
quyết mâu thuẫn giữa
các cá
nhân với nhau trong quá trình tham gia các hoạt động nhóm
của học viên tham gia lớp kỹ năng xã hội tại trung tâm Hừng Đông.
1. Xác định vấn đề
Phân
tích xung đột để làm rõ vấn đề then chốt hay nhiều vấn đề hiện hữu. Sẽ giúp bạn
phát hiện ra một hoặc hai điểm then chốt dẫn đến xung đột để giúp bạn tập trung
vào vai trò của mình, và bày tỏ mối bận tâm rõ ràng hơn.
Liệt
kê danh sách các vấn đề bạn nhận ra trong quá trình suy ngẫm và tạo ghi chú các
mục có điểm chung hay có mối liên kết với nhau. Nếu không thể nhìn ra vấn đề cốt
lõi, những điểm trùng lặp sẽ giúp bạn xác định ra nó ngay lập tức.
2. Xác định các bên tham gia
Một
điều quan trọng khác là đảm bảo xác định những cá nhân liên quan đến xung đột.
Tự hỏi bản thân ai là người khiến bạn nổi giận và/ hoặc thất vọng
và bạn đã thể hiện sự tức giận hay thất vọng đó trước mặt người đó hay là một
ai khác? Biết được đối tượng mình cần nói chuyện cũng quan trọng không kém so với
việc biết rõ điều mình nên nói là gì để giải quyết xung đột hiệu quả.
3. Bày tỏ điều băn khoăn trong lòng
Hãy
để đối phương biết bạn cảm thấy thế nào, vấn đề cụ thể là gì và nó có tác động
gì đến bạn. Điều này giúp bạn kiểm soát cuộc trò chuyện dựa trên nhu cầu và cảm
xúc của mình thay vì phải nói những lời gây hấn tác động đến con người và hành
vi của đối phương.
Sử
dụng câu bắt đầu với "Tôi", như "Tôi cảm thấy…", "Tôi
nghĩ…", "Khi bạn (mô tả có chủ đích về vấn đề), tôi thấy…",
"Tôi muốn (điều bạn muốn đối phương sẽ làm trong tương lai để ngăn chặn
tình trạng không mong muốn)…". Ví dụ, "Tôi thấy chúng ta chưa dành đủ
thời gian cho nhau". Câu này có hiệu quả tốt hơn là câu "Bạn lúc nào
cũng không quan tâm tôi."
Cố
gắng dùng từ ngữ có màu sắc trung lập hoặc sử dụng ngôn từ có chủ đích phù hợp
với vị trí của bạn để không khí buổi nói chuyện bớt nặng nề.
Hãy
thật chi tiết, cụ thể. Đưa ra 2 hay 3 tình huống cụ thể để giải thích cho quan
điểm, điều bạn muốn đối phương hiểu. Ví dụ, nếu bạn thấy bạn bè không còn quan
tâm đến mình, hãy đưa ra dẫn chứng như "Mình thấy rất buồn khi bạn rời khỏi
tiệc sinh nhật của mình sớm để đi chơi cùng những người bạn khác thay vì dành
thêm thời gian cùng mình".
4. Hãy là người nghe chủ động
Nghe
chủ động là một trong những công cụ hiệu quả nhất mà bạn nên nắm vững. Duy
trì sự kiên định (nhưng tránh thể hiện ánh mắt hung dữ).
Tránh
ngôn ngữ cơ thể thể hiện sự dò xét hay tức giận như đảo mắt láo liên, khoanh
tay, ngồi bắt chéo chân hay cười nhếch mép để tránh gây thêm sự khó chịu và
căng thẳng trong khi giải quyết.
Cho
đối phương thời gian và không gian thích hợp để nói chuyện. Tránh cắt lời lúc họ
đang nói; thay vào đó, giữ lại những lời nhận xét hay các câu hỏi phát sinh cho
đến sau khi đối phương nói xong những điều họ muốn.
Động
viên đối phương bằng hành động và nhận xét có thiện ý. Ví dụ, một cái gật đầu
nhẹ nhàng hoặc nói: “Tôi hiểu được điều này gây khó chịu thế nào”. Một tiếng ‘ừm”
đơn giản cũng giúp đối phương hiểu được bạn đang ở bên cạnh họ. Lời nói và cử
chỉ như thế thể hiện bạn hiểu được sự việc và khuyến khích cuộc trò chuyện tiếp
tục.
5. Suy ngẫm
Suy
nghĩ về những hành động và lời
nói của bản thân liệu đã phù hợp chưa. Chúng ta đã làm gì để dẫn đến cuộc mâu
thuẫn này.
6. Cùng nhau hóa giải xung đột
Hợp
tác được coi là một biện pháp để hóa giải xung đột. Hãy ngừng trách móc đối
phương và chịu trách nhiệm về những việc bản thân đã góp phần gây ra mâu thuẫn.
Hai
bên cần quên đi những gì đã xảy ra trong quá khứ, chỉ cần tập trung tìm cách
xoa dịu và cải thiện tình hình cho hiện tại và tương lai.
7. Chấp nhận ý kiến trái ngược, bất đồng
Mỗi
người có quan điểm khác nhau và hiếm khi hai bên có thể đồng ý hoàn toàn cho một
vấn đề, không nên cố gắng phân tích xem ai đúng ai sai. Chứng minh bạn đúng
không thực sự quan trọng và cũng không giúp giải quyết vấn đề.
8. Biết khi nào nên nhượng bộ.
Hãy
tự hỏi: Liệu vấn đề có thật sự quan trọng? Nếu đối phương kiên quyết không nhượng
bộ và bạn nhận thấy điều này quan trọng với họ hơn là bản thân bạn, có thể đây
là lúc bạn nên nhượng bộ và kết thúc xung đột.
9. Duy trì bảo mật
Giữ
cho cuộc thảo luận về mâu thuẫn là bí mật giữa hai người. Bạn chỉ nên giải quyết
vấn đề trực tiếp với đối phương. Tránh kể cho những người không liên quan để
câu chuyện không bị phức tạp hóa.
10. Tha thứ
Nếu
bạn và đối phương đều có lỗi, hãy tìm ra những điểm cho phép mình bỏ qua cho đối
phương. Đây là lối cư xử rất chính chắn, và là cách dễ nhất để hai bên có thể
giải hòa.
Nếu
bạn có thể tha thứ cho người đã thực sự khiến bạn đau lòng, tức giận,…hãy tự
hào về bản thân vì đã có thể tha thứ và bỏ qua xung đột.
11. Nhờ đến sự giúp đỡ của bên thứ ba
hay người ngoài cuộc.
Nếu
bạn thấy bạn không còn cách nào khác và đang khiến tình hình ngày càng tệ thêm
bạn có thể nhờ đến một thầy cô, bố mẹ hay một người bạn thân là bạn chung của
hai người để giải quyết mối bất hòa.
Người
ngoài cuộc sẽ có góc nhìn tốt hơn về tình huống trong khi những người trong cuộc
lại có nhiều cảm xúc ngăn họ không thể suy nghĩ mọi chuyện rõ ràng.
Tác giả tổng hợp chia sẻ: Nguyễn Khánh Huyền
Giáo viên lớp kỹ năng xã hội 1B, Trung tâm
Hừng Đông