1. Đặc điểm tâm lý thanh thiếu niên và người lớn có RLPTK
1.1. Đặc điểm về thể chất và vận động
a, Về thể chất
- Ngoài những dấu hiệu thay đổi tuổi dậy thì (nữ: xuất hiện kinh nguyệt, nam: xuất tinh) thì thanh thiếu niên có RLPTK còn trải qua một thời kỳ tăng trưởng rất nhanh và sự phát triển những đặc điểm giới tính cấp hai (bao gồm việc hình thành, xuất hiện lông ở một số bộ phận, phát triển ngực ở nữ, phát triển vai và giọng ở nam).
- Nhìn chung, thanh thiếu niên có RLPTK cũng trải qua giống thanh thiếu niên không có RLPTK nhưng các em gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hiểu về những gì đang diễn ra.
b, Về vận động
- Phần lớn các thanh thiếu niên có RLPTK gặp khó khăn về vận động và cảm giác. Các em vừa phải hiểu biết cơ bản về cơ thể vừa phải thích ứng với những thay đổi trên cơ thể trong giai đoạn dậy thì.
- Các khó khăn về cảm giác tác động đến kỹ năng vận động thô (đi, chạy, nhảy, …), vận động tinh (cắt bằng kéo, viết, buộc dây, …). Những hạn chế trong vận động thô và vận động tinh đã ảnh hưởng nhiều trong sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt gia đình, học tập và cả những cơ hội (trẻ có thể luôn là người cuối cùng được chọn trong đội tuyển thể thao do sự vụng về, lóng ngóng).
1.2. Đặc điểm về cảm giác
a, Rối loạn hệ thống cảm giác
- Những khó khăn về giác quan sẽ ảnh hưởng đến hành vi, khả năng học của những thanh thiếu niên có RLPTK vì các em không tập trung tư tưởng vào việc học khi giác quan bị kích thích gây bực bội.
- Khó khăn về giác quan của thanh thiếu niên có RLPTK có thể xảy ra trong bất cứ cảm giác nào dưới đây:
+ Hệ tiền đình: Rối loạn tiền đình sẽ làm cho thanh thiếu niên có RLPTK gặp khó khăn trong việc xếp đặt thông tin về cử động, sự thăng bằng, ý niệm về không gian và trọng lực
Với những em ít cảm nhận: không chịu được sự di chuyển; có những biểu
hiện: dễ bị say xe, khó chơi thể thao, khó dừng lại 1 hoạt động đột ngột.
Với những em nhiều cảm nhận: dễ mất thăng bằng, chân tay vụng về và khó
phối hợp.
+ Cảm giác bản thể (bộ phận tiếp nhận ở các khớp và các cơ): Rối loạn cảm giác bản thể sẽ làm cho thanh thiếu niên có RLPTK gặp khó khăn trong nhận thức về vị trí bộ phận cơ thể, kiểm soát và theo dõi một số cử động.
Với những em ít cảm nhận: đứng quá gần người khác, đâm sầm vào người
khác, đi lại không khéo léo, không biết tránh chướng ngại vật, thích cảm giác
đè ép (đè chăn, gối lên người khi ngủ).
· Với những em nhiều cảm nhận: khó khăn trong việc thao tác trên vật nhỏ (nhặt kim, cài cúc), khó khăn trong việc xoay người để nhìn một vật gì đó.
+ Xúc giác: Rối loạn xúc giác làm cho thanh thiếu niên có RLPTK chống lại việc bị đụng chạm hoặc không có phản ứng khi đụng chạm vào người khác hoặc không phân biệt được tính chất (trơn, nhám, nóng, lạnh) của vật xung quanh.
Với những em ít cảm nhận: cầm khư khư đồ vật, chịu đau giỏi, chịu được
nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp, tự làm đau bản thân (bóc da, cắn móng tay
hoặc gãi đến chảy máu), thích vật nặng đè lên người.
Với những em nhiều cảm nhận: việc sờ chạm có thể gây đau đớn, không
thích ôm hôn, khó khăn khi chải và gội đầu, không thích có bất cứ thứ gì trên
tay và chân.
+ Thị giác: Rối loạn thị giác làm cho thanh thiếu niên có RLPTK gặp khó khăn trong sinh hoạt đòi hỏi sự phối hợp tay mắt (chơi bóng rổ, bóng bàn) do các em cảm thấy bị choáng ngợp với những chuyển động xung quanh mình.
Với những em ít cảm nhận: nhận thức kém về chiều sâu, cảm giác xa-gần; có
vấn đề trong việc bắt ném, vụng về để điều phối tay và mắt.
Với những em nhiều cảm nhận: thị giác bị sai lệch, đồ vật và ánh sáng chói
làm trẻ bị rối, thích chú trọng đến chi tiết hơn là tổng thể (vd: khi nhìn 1 cábút
bi thì trẻ sẽ thích nhìn các chi tiết: đầu ngòi bút, hoa văn,… hơn là nhìn cả cái
bút).
+ Thính giác: Nhiều thanh thiếu niên có RLPTK gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin bằng việc nghe ngay cả khi đầu óc và khả năng nghe hoàn toàn bình thường.
Với những em ít cảm nhận: có thể chỉ nghe được 1 bên tai, tai còn lại chỉ
nghe được ít hoặc không nghe được, thích nơi ồn ào, đồ vật phát ra tiếng.
Với những em nhiều cảm nhận: âm lượng đôi khi bị lớn, âm thanh xung
quanh bị nhiễu và không rõ, không thể lọc ra được những âm cần chú tâm
đến, có thể nghe được âm trầm hoặc cuộc trò chuyện ở xa, có thể ảnh hưởng đến sự thăng bằng do rối loạn thính giác.
+ Khứu giác: cho thông tin về mùi khác nhau, có liên quan chặt chẽ với vị giác.
Với những em ít cảm nhận: không nhận biết được những mùi khó chịu, hay
ngửi và liếm mọi vật.
Với những em nhiều cảm nhận: nhiều mùi sẽ khiến các em khó chịu và gây
ngộp thở (nước hoa, kem bôi, chó mèo, …), có khuynh hướng tránh một số
loại thực phẩm, đồ vật, người, địa điểm có mùi họ không thích ngay cả khi
những mùi này không gây ảnh hưởng gì cho người khác.
+ Vị giác: Rối loạn vị giác làm cho thanh thiếu niên có RLPTK có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe: suy dinh dưỡng, béo phì, đau dạ dày (ăn cay, ăn linh tinh)…
Với những em ít cảm nhận: thích thực phẩm có nhiều gia vị, ăn bất cứ vật gì.
Với những em nhiều cảm nhận: dễ ngộp với mùi và thực phẩm có mùi mạnh.
b, Các khó khăn đặc thù về cảm giác ở thanh thiếu niên có RLPTK
- Một số thanh thiếu niên và người lớn có RLPTK bị đau đớn về cảm nhận như: ánh sáng chói mắt, mùi nồng, tiếng bong bóng nổ. Người không có RLPTK có thể làm chủ phản ứng của mình bằng cách chú tâm vào giác quan nào cho họ thông tin quan trọng và bỏ qua những kích thích không quan trọng nhưng thanh thiếu niên có RLPTK thì không làm được như vậy nên họ gặp rất nhiều khó khăn:
+ Các em thấy khó chịu, bối rối, mệt mỏi khi phải thay đổi lớp học, giờ học, giáo viên, phòng học; với cảnh giờ ra chơi chen lấn, ồn ào của các bạn, …
+ Các em cảm thấy lo lắng, sợ hãi với ánh đèn chói trong lớp, với tiếng chuông reo báo giờ học, với tiếng loa phóng thanh, mùi sơn trong trường học, mùi thức ăn trong bữa trưa, …
=> Một số em biểu hiện 1 số hành vi không phù hợp (ăn vạ, la hét, khóc toáng với 1 chuyện rất nhỏ) do áp lực và kiệt sức. Những tình huống như vậy, gia đình nên để các em được yên tĩnh trong phòng từ 1-2 tiếng, sau đó mới hỏi han, chia sẻ.
1.3. Đặc điểm nhận thức
- Trong thời kỳ thanh thiếu niên, trẻ sẽ trở nên trưởng thành hơn trong khả năng lập luận và giải quyết vấn đề, không chỉ trong toán học và khoa học mà còn trong lĩnh vực xã hội.
- Gia đình vẫn là môi trường chủ chốt cho sự phát triển của trẻ qua thời kỳ thanh thiếu niên. Trẻ muốn được tự chủ, muốn thể hiện mình, muốn người khác công nhận mình. Và một điều quan trọng là trẻ muốn tranh luận với cha mẹ về những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình.
- Thanh thiếu niên có RLPTK đạt đến những mức độ khác nhau của chức năng nhận thức. Cụ thể:
+ Trí thông minh: Người RLPTK thường bị yếu kém trong việc thích ứng với môi trường, hoàn cảnh, nền văn hóa, … Giải quyết vấn đề: lộn xộn và không nhất quán.
+ Khái quát hóa: thanh thiếu niên RLPTK hay gặp trục trặc khi áp dụng thông tin và kỹ năng học được vào hoàn cảnh khác nhau, với người khác.
+ Thực hiện nhiệm vụ: gặp khó khăn trong việc dàn xếp, tổ chức, sắp đặt, di chuyển sự chú ý từ việc này sang việc kia và làm nhiều việc cùng một lúc.
+ Trí nhớ: ghi nhớ bằng cách học thuộc lòng, trí nhớ ngắn hạn, nhớ chỉ để nhớ (trí nhớ không có sự kết nối, liên kết mà thành các ngăn riêng lẻ).
1.4. Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp xã hội
a, Ngôn ngữ
- Hạn chế trong khả năng biểu đạt.
- Thường hiểu nghĩa đen mà ít hiểu nghĩa bóng.
- Giọng nói phẳng: giọng nói đều đều, quá thấp hoặc quá cao, không có sự nhấn giọng.
- Nhại lời: ngay lập tức hoặc trì hoãn, thường nhại lời khi không hiểu câu hỏi hoặc khi bị căng thẳng, lo lắng, dồn ép cao độ.
- Nói nhảm: lặp đi lặp lại một câu nói hoặc một chủ đề mà họ quan tâm, không hứng thú để thảo luận với người khác.
b, Giao tiếp xã hội
- Thiếu sự hiểu biết về việc những dấu hiệu không lời thể hiện ý nghĩa và thái độ.
- Có vấn đề trong việc sử dụng ngôn ngữ để khởi xướng hay duy trì một cuộc hội thoại.
- Khuynh hướng giải thích các từ hoặc cụm từ một cách chính xác theo sát nghĩa đen
- Khó khăn trong việc hiểu rằng cần coi trọng một mối quan hệ với những người đang nói chuyện.
- Không hiểu những quy tắc bất thành văn hoặc ẩn dụ trong tài liệu hay các nguyên tắc mà tất cả mọi người đều biết.
- Thiếu nhận thức về việc những gì mà mình nói với người khác đang đối thoại có thể tác động như thế nào tới những cá nhân có liên quan tới mình trong tương lai.
- Khó nhận biết quan điểm của người khác khi trò chuyện
1.5. Đặc điểm tình cảm, xã hội
- Vì có những thay đổi bên trong do ảnh hưởng của hooc-môn nên tình cảm và hành vi ở thiếu niên RLPTK cũng thay đổi, một vài thanh niên khó điều khiển cảm giác tình dục của mình.
+ Lo lắng khi tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa (nhận ra bản thân không giống người khác).
+ Việc nhận biết cảm xúc bị khó khăn do các em không ý thức rõ rệt vị trí cơ thể của mình ở đâu trong không gian, không biết cảm xúc của mình ở đâu mà tới.
1.6. Đặc điểm về hành vi
a, Các vấn đề hành vi của thanh thiếu niên và người lớn có RLPTK
- Thanh thiếu niên RLPTK cũng có một số vấn đề về hành vi: rập khuôn, định hình, phân tán sự chú ý, cáu giận,…do không được bày tỏ/ đáp ứng ý muốn.
- Để ngăn chặn được hành vi, ta cần tìm ra nguyên nhân gây nên hành vi đó bằng việc phân tích môi trường/yếu tố xảy ra trước khi hành vi đó xuất hiện.
b, Các yếu tố làm xuất hiện hành vi không phù hợp của thanh thiếu niên và người lớn có RLPTK
- Không hiểu lời nói của người khác.
- Không hiểu cách thức về giao tiếp: không biết tương tác với người khác, không hiểu được ý người khác, không biết những luật bất thành văn phải tuân theo tùy vào hoàn cảnh.
- Thiếu óc tưởng tượng: gặp khó khăn khi lập kế hoạch cho tương lai, nhìn ra các bước kế tiếp của một công việc và hiểu các ý niệm trừu tượng.
- Khó khăn về giác quan: có thể quá nhạy cảm hoặc quá hạn chế những cảm nhận về môi trường bên ngoài. Khi trẻ bị kích thích quá độ, sẽ cảm thấy bị lo lắng hoặc khi bị kích thích quá ít thì trẻ tìm hành vi để bù đắp.
- Khó khăn về vận động: khó khăn với việc điều khiển tay chân và một số cử động tổng quát lẫn cử động tinh tế.
2. Giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên có RLPTK
2.1. Vì sao thanh thiếu niên có RLPTK dễ bị xâm hại tình dục?
Vì:
- Xã hội đang không coi trọng những người khuyết tật, đặc biệt là trẻ gái.
- Trẻ có tâm lý e ngại, sợ hãi, nhận thức hạn chế.
- Thiếu niên có RLPTK có những khó khăn đặc thù về mặt giác quan, thể chất và trí tuệ.
2.2. Nội dung giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên có RLPTK
- Một số nội dung giáo dục giới tính: các bộ phận cơ thể, giữ sạch, thay đổi và phát triển, các mối quan hệ, giữ an toàn, địa điểm được khỏa thân, đụng chạm cơ thể phù hợp, các hoạt động tình dục, các ảnh hưởng và quyết định
- Các nội dung giới tính dựa trên từng giai đoạn độ tuổi, tuy nhiên người RLPTK có thể học các nội dung ở độ tuổi lớn hơn do vấn đề trí tuệ có thể cản trở.
2.3. Phương pháp giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên có RLPTK
- Làm mẫu trực tiếp.
- Dùng tranh/video minh họa.
- Sử dụng câu chuyện xã hội.
- Thẻ nhiệm vụ (lên lịch trình để hoàn thành công việc).
- Sử dụng tình huống.
- Luyện tập.
3. Định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ kỹ năng làm việc cho thanh thiếu niên và người lớn có RLPTK
3.1. Hướng nghiệp cho thanh thiếu niên có RLPTK
- Thanh niên có RLPTK không tự mình lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp; cần phát hiện ra khả năng, tiềm năng để hướng nghiệp phù hợp với điểm mạnh của các em.
+ Nhóm thiếu niên tự kỉ có chức năng cao (HFA): những nghề đòi hỏi khả năng tập trung, liên quan đến con số (khoa học máy tính, nhạc công,…)
+ Nhóm thanh niên có chức năng thấp: những nghề đơn giản, làm theo một quy trình có khuôn mẫu: pha chế, rửa xe,…
3.2. Hỗ trợ kỹ năng làm việc cho thanh thiếu niên và người lớn có RLPTK
- Một số lợi ích của công việc đối với người RLPTK:
+ Góp phần thực thi quyền của người có RLPTK.
+ Cải thiện chất lượng cuộc sống.
+ Tạo ra lợi ích kinh tế.
+ Mang lại lợi ích cho nhà tuyển dụng.
- Một số khó khăn người có RLPTK gặp phải:
+ Chưa được gia đình và xã hội quan tâm về vấn đề việc làm.
+ Chưa có dịch vụ hướng nghiệp, dạy nghề hiệu quả.
+ Người có RLPTK không biết cách tương tác với đồng nghiệp, không biết đến luật lệ nơi làm việc.
+ Kích thích quá độ về giác quan gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc (tiếng ồn, ánh đèn,…).
+ Thiếu sự linh hoạt, tư duy máy móc, làm việc như robot lập trình sẵn.
+ Dễ bị người khác lợi dụng.
- Một số cách hỗ trợ kỹ năng làm việc cho người lớn có RLPTK:
+ Giúp họ lựa chọn công việc phù hợp (thông qua tìm hiểu về: sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, điều không thích,…).
+ Huấn luyện các kỹ năng giao tiếp và tương tác.
+ Có người hỗ trợ và hướng dẫn.
+ Hỗ trợ dài hạn.
4. Hỗ trợ cuộc sống độc lập cho người lớn có RLPTK
- Một số lựa chọn cho thanh thiếu niên và người lớn có RLPTK:
+ Sống với gia đình: bố mẹ, anh chị em hoặc người chăm sóc thay thế.
+ Sống trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà nước: là lựa chọn cho những người có RLPTK đi kèm với khuyết tật trí tuệ hoặc hành vi nặng, là những người cần chăm sóc và giám sát liên tục, là nơi cho họ sự giải trí và những công việc đơn giản, có ý nghĩa.
+ Sống thành nhóm: một ngôi nhà chung cho nhóm có thể do Nhà nước, một tổ chức từ thiện hoặc một gia đình nào đó sở hữu và chu cấp. Tại đây, những người có RLPTK sẽ sống cùng nhau, thường họ được chăm sóc và trông nom bởi 2 nhân viên.
+ Cơ sở sinh sống có hỗ trợ: là những cơ sở cung cấp các dịch vụ cư trú, hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho một nhóm người khuyết tật phát triển không có quan hệ ruột thịt; có thể do Nhà nước, một tổ chức từ thiện hoặc một gia đình nào đó sở hữu và điều hành. 2 người RLPTK có thể sống chung 1 căn hộ và có người đại diện của dịch vụ xã hội đến thăm nom hằng ngày.
- Dạy cho người có RLPTK làm một số công việc vặt:
+ Thanh thiếu niên có RLPTK: việc vặt ở lớp và ở nhà (quét lớp, lau bảng, đi lấy nước, ...), việc vặt ở nhà (giặt quần áo, nấu ăn, vệ sinh cá nhân, ...).
+ Người trưởng thành có RLPTK: việc vặt ở nhà (thay bóng đèn, cắt tỉa cây, cho động vật nuôi ăn...).
5. Hỗ trợ sự tham gia và hòa nhập xã hội cho người lớn có RLPTK
- Sau tuổi trung bình là 26 tuổi và đa số trường hợp là trước 30 tuổi, các vấn đề về hành vi của người có RLPTK có thể gia tăng: lo lắng, sầu não, khép kín, xa lánh xã hội, tính tình hung hăng. Mức độ thành công của việc hòa nhập xã hội phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
- Nghiên cứu về cách thức cải thiện những khó khăn của người RLPTK cho thấy rằng khi môi trường có tính cấu trúc hóa và được hỗ trợ bằng hình ảnh thì những khó khăn của chứng tự kỷ có thể giảm đi rất nhiều và tiềm năng của họ có thể được đẩy mạnh.
Bài viết được tóm tắt từ sách Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Nữ Tâm An, Hoàng Văn Tiến, Trần Văn Công, Hồ Thị Huyền Thương, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Lệ Quyên, Phan Thiệu Xuân Giang (2019), Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam (Tài liệu dành cho cán bộ và kỹ thuật viên can thiệp), Nhà xuất bản ĐHQGHN. ISBN: 978-604-968-134-9
Người tóm tắt cô Ngô Thị Thùy Dung –Trưởng nhóm chuyên môn cơ sở 3
Trung tâm Hừng Đông