Bắt nạt học đường là từ khóa được nhắn đến liên tục trong thời gian gần đây khi một nữ sinh của một trường THPT chuyên Đại học Vinh đã quyên sinh vì bị bắt nạt học đường, bên cạnh đó các trang mạng xã hội, báo đài cũng thường xuyên đưa tin các vụ việc về bắt nạt diễn ra thường xuyên tại các lứa tuổi học sinh. Điều đó càng đáng báo động hơn cho mỗi người, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường.
Với thanh niên rối loạn phát triển có bị bắt nạt học đường hay không bởi một số những đặc trưng hạn chế trong tương tác, giao tiếp, kèm theo những biểu hiện hành vi mang tính khuôn mẫu, bên cạnh các khó khăn về vấn đề về cảm xúc. Thanh niên rối loạn phát triển khi tham gia vào môi trường học đường thì những điều đó có khiến họ trở thành tâm điểm của chú ý, và trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường không? Buổi học của lớp kỹ năng xã hội theo hình thức dự án tại trung tâm Hừng Đông cùng đi tìm hiểu về chủ điểm bắt nạt học đường đối với thanh niên rối loạn phát triển.
(ảnh internet)
Với câu hỏi bạn đã từng thấy hay bị bắt nạt học đường hay chưa?
Học viên của lớp như được “gãi đúng chỗ ngứa” với chủ đề mà các bạn đang rất quan tâm. Các học viên rất hăng hái và tích cực chia sẻ.
Chia sẻ của bạn NA: “bắt nạt học đường không phải mới, bản thân bạn đã chứng kiến rất nhiều tình huống, chỉ vì không cho bạn chép bài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bị bắt nạt học đường hoặc vì muốn không bị bắt nạt nên có những người đã chủ động bắt nạt người khác….”.
Đối với bạn M.T chia sẻ: “Việc bắt nạt học đường bạn đã từng trải qua, bạn bị bắt nạt về cả mặt thể chất và tinh thần, điều này khiến bạn rất tức giận. Từ những hành động nhỏ như nhổ nước bọt, hất nước đến đâm xe…”.
Đối với bạn TN chia sẻ rằng: “bản thân đã từng chứng kiến và cũng là nạn nhân nhưng là hình thức bắt nạt là về tinh thần, bị tẩy chay khiến bản thân vô cùng áp lực…”.
Với câu hỏi “bạn từng bị bắt nạt qua các hình thức nào?”
Học viên HĐ cho rằng có 2 hình thức bắt nạt là trực tiếp và trực tuyến. Các bạn trong nhóm cũng rất đồng tình với ý kiến này của D. Bạn M cũng đã chia sẻ “Việc bắt nạt trực tuyến sẽ dễ dàng hơn bởi sự ẩn danh trên mạng, chính sự ẩn danh này khiến cho bắt nạt trên mạng xã hội tác động rất mạnh mẽ đến tinh thần của những người bị bắt nạt... Trên mạng có rất nhiều nhóm như “hội những người bị bắt nạt tại trường học”….”. Bạn L cũng cho rằng “việc phát triển của công nghệ khiến cho việc bắt nạt ở học đường đa dạng hơn”.
Thông qua trao đổi dưới góc nhìn của những thanh niên rối loạn phát triển, bắt nạt học đường thường xuyên xảy ra, nó luôn tiềm tàng nguy cơ cao. Có thể, những vấn đề khó khăn cốt lõi của rối loạn phát triển khiến cho những thanh niên này trở thành tâm điểm của bắt nạt. Thậm chí, việc bắt nạt không chỉ có hình thức bắt nạt trực tiếp như trước đây mà còn có cả bắt nạt trực tuyến. Đây là một hình thức mới và gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của họ.
Khi được hỏi bạn đã ứng phó với bắt nạt học đường?
Bên cạnh việc nhìn nhận những vấn đề bắt nạt học đường, các thành viên cũng đã chia sẻ về lựa chọn cách ứng phó của bản thân khi gặp bắt nạt học đường
Đối với bạn M: “Em sẽ lựa chọn im lặng, im lặng sẽ có thể giúp bản thân được yên bình hơn, nếu mà lên tiếng có thể khiến em sẽ gặp những tình trạng tồi tệ hơn.”

(ảnh internet)
Học viên T.H và D cũng đồng ý với ý kiên này của M. Tuy nhiên, đối với M.H lại có ý kiến ngược lại “Em sẽ tấn công lại khi bị bắt nạt, chúng ta sẽ đáp lại những gì chúng ta bị tấn công. Có rất nhiều người ban đầu là nạn nhân và sau đó thành người đi bắt nạt và em sẽ chọn cách đó. Khi đó sẽ không ai dám bắt nạt em”.
Học viên L cũng đồng ý với ý kiến của M.H “Nếu bị bắt nạt thì đánh lại, phải tấn công lại”.
Thông qua những chia sẻ của các bạn, ta có thể thấy, ở những thanh niên rối loạn phát triển họ sẽ ứng phó với bắt nạt học đường theo 2 cách: lựa chọn im lặng hoặc bùng nổ và tấn công những kẻ bắt nạt. Với những cách ứng phó như vậy, liệu đã phù hợp với vấn đề mà các bạn gặp phải chưa, bắt nạt học đường việc lựa chọn im lặng nên hay không?
Bài viết của tác giả: HVCH Nguyễn Như Mạnh
Giáo viên lớp dự án kỹ năng xã hội