Trung tâm Hừng Đông có quyết định thành lập số 26-2015/QĐ-TWH ngày 05/5/2015 của Hội KH Tâm lý – Giáo dục Việt Nam và có giấy phép hoạt động số A- 1328 của Bộ KH và CN ngày 25 tháng 6 năm 2015
Trải qua 7 năm hoạt động, hiện nay trung tâm đã và đang xây dựng được quy trình chẩn đoán, đánh giá, tư vấn, đào tạo và can thiệp chất lượng và hiệu quả nhằm giúp đỡ trẻ có rối loạn phát triển có thể được học tập, hòa nhập với cộng đồng.
Trung tâm Hừng Đông hoạt động theo nguyên tắc đa dạng, thích ứng và chuyên sâu. Lĩnh vực chuyên sâu của trung tâm là các rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ em (có rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, rối loạn tăng động giảm chú ý…). Trung tâm lấy hoạt động can thiệp là chủ đạo và động lực bên trong, lấy nghiên cứu là nền tảng giúp nâng cao chất lượng can thiệp, lấy hoạt động hợp tác, đào tạo, chuyển giao công nghệ và thực hiện dự án là động lực bên ngoài. Chính vì vậy, ngoài uy tín về đánh giá, can thiệp với hàng loạt các dịch vụ như can thiệp sớm, can thiệp chuyên biệt, bán trú, theo giờ, nhóm – lớp kỹ năng xã hội, nhóm – lớp kỹ năng tiền học đường, trung tâm cũng rất có tiếng với hàng loạt các dự án và nghiên cứu.
Hiện trung tâm đã xuất bản cuốn sách đầu tiên trong một loạt sách của “Thư viện Hừng Đông”. Các sản phẩm nghiên cứu tiêu biểu là sách, bài báo khoa học trong tạp chí và hội thảo về các yếu tố liên quan của rối loạn phát triển.
Các hoạt động hợp tác và dự án tiêu biểu là:
(1) Hợp tác với Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam: Từ năm 2016 đến 2020, Trung tâm là đối tác trực tiếp và giúp Quỹ bảo trợ trẻ em thực hiện các hoạt động trong dự án trường diễn quy mô toàn quốc “Hỗ trợ trẻ em tham dự lớp học phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ tại cộng đồng”. Từ năm 2021, trung tâm không trực tiếp triển khai dự án nhưng là đơn vị điều phối hoạt động tại các trung tâm thuộc 3 tỉnh thành phố khác. Năm 2018-2021: Trung tâm tham gia vào việc biên soạn hai cuốn sách “Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại Việt Nam”, hỗ trợ phân phối sách đến các đơn vị và phụ huynh. Năm 2020-2021: Trung tâm tham gia và việc biên soạn và phân phối sách “Chơi cùng con”.
(2) Hợp tác với CCIHP (công Ty Tư vấn Đầu tư và Nâng cao Sức khỏe):
- Năm 2020, Trung tâm tham gia “Nghiên cứu bán thử nghiệm về tính khá thi, khả năng chấp nhận và hiệu quả của việc sử dụng hai phương pháp can thiệp có sự tham gia của cha mẹ dành cho trẻ có rối loạn phát triển và tự kỷ tại Việt Nam”. Công việc cụ thể là thích ứng bảng hỏi Vineland-3 và SRS-2, kiểm tra về dịch thuật, đảm bảo phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam, thực hiện phỏng vấn các trắc nghiệm trước và sau thực nghiệm.
- Năm 2021, Trung tâm tham gia với tư cách là chuyên gia trong dự án “Rà soát và xây dựng hướng dẫn sử dụng công cụ sàng lọc tăng động giảm chú ý (ADHD) cho trẻ em trên A365”.
(3) Hợp tác với Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam (https://hoitamlygiaoduc.org/) trong việc tổ chức các hoạt động, hội thảo giao lưu, trao đổi chuyên môn về rối loạn phát triển. Trung tâm là nòng cốt tổ chức hội thảo lần thứ nhất (2017) và lần thứ ba (2021) về rối loạn phát triển.
(4) Hợp tác với Mạng lưới cơ sở can thiệp trẻ rối loạn phát triển Việt Nam (https://vddn.org/): Trung tâm là một trong những đơn vị sáng lập ra Mạng lưới, và hoạt động tích cực trong mọi hoạt động.
(5) Hợp tác với các tổ chức và cá nhân khác: Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) trong các hoạt động cho trẻ khuyết tật lớn tuổi; Đài truyền hình và Đài tiếng nói Việt Nam trong các chương trình phát thanh và truyền hình về trẻ tự kỷ; các khoa đào tạo của trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội về việc thực tập, kiến tập cho sinh viên.
Về đội ngũ nhân sự:
- Đội ngũ giáo viên trẻ, giàu nhiệt nhuyết, đam mê và tình yêu với trẻ là một nhân tố quan trọng trong việc tạo nên sự thành công trong chất lượng của hoạt động can thiệp trẻ tại Trung Tâm.
- Toàn bộ cán bộ giáo viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành các ngành: Giáo dục đặc biệt, Tâm lý giáo dục, Công tác xã hội, mầm non, sư phạm tiểu học... tại các trường cao đẳng, sư phạm.
- Được đào tạo bài bản và chuyên sau các phương pháp, kỹ thuật làm việc với trẻ đặc biệt.
- Đội ngũ giáo viên được chuyên môn hóa theo từng mảng phù hợp với khó khăn của trẻ
Định hướng cho những năm tiếp theo của trung tâm
- Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống dịch của trung tâm ra các vùng lân cận nội thành Hà Nội và ở các tỉnh khác
- Hoàn thiện hồ sơ trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
- Làm dày hơn cho “Thư viện Hừng Đông” bằng những đầu sách mới, mang tính ứng dụng cao
- Đa dạng hóa các hoạt động dự án với các tổ chức khác nhau.
- Đăng ký thương hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (ko biết có nên đưa vào ko)
Với sứ mệnh và tầm nhìn vươn xa hơn. Hôm nay tôi vinh dự có mặt tại đây để tham gia một sự kiện thực sự có ý nghĩa đối với TT HĐ và còn là đối với cá nhân của anh Nguyễn Hoàng Nam là thành lập TT Hừng Đông cơ sở Ba Vì
Để có được thành quả như ngày hôm nay đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của cá nhân anh Nguyễn Hoàng Nam, sau nhiều năm học tập và trải nghiệm làm việc tại TT HĐ.
Với tinh thần nhiệt tình, ham học hỏi, cùng chí hướng và theo nguyên tắc hỗ trợ tốt nhất cho trẻ RLPT và cho người lớn có khó khăn tâm lý, tôi tin chắc bản thân anh Nam nói riêng và TT HĐ nói chung sẽ cùng nhau phát triển cơ sở Ba Vì thành cơ sở vững mạnh, là địa chỉ tin cậy của trẻ và các bậc PH.
Ngoài ra, định hướng xa và dài hơi hơn đối với Cơ sở Ba Vì có thể là cầu nối cho những hoạt động dự án xây dựng cơ sở hướng nghiệp cho các trẻ RLPT lớn tuổi, dự án trải nghiệm. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng "trung tâm Hừng Đông vươn xa hơn để mang tới nhiều giá trị nhân ái với cộng đồng trẻ rối loạn phát triển"
Thay mặt TT HĐ, tôi xin chúc anh Nguyễn Hoàng Nam, Cơ sở Ba Vì và Trung tâm ngày càng phát triển.
Trân trọng
Cảm ơn quý vị rất nhiều.
Trên đây là bài phát biểu của ThS Vũ Thị Thu Hiền, Giám đốc trung tâm Hừng Đông tại lễ ra mắt cơ sở Ba Vì.