Tự kỉ là dạng rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến chức
năng hoạt động của não bộ, làm cho trẻ gặp khó khăn trong tương tác xã hội,
giao tiếp bằng lời và không lời, có các hành vi và sở thích định hình lặp
lại và hạn hẹp. Tự kỉ có thể rơi vào bất kỳ ai, không phân biệt giới tính,
chủng tộc hay địa vị xã hội.
Những gia đình có trẻ
có rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) phải đối mặt với rất nhiều thách thức sau khi trẻ
có kết luận chẩn đoán RLPTK. Về mặt kinh tế, cha mẹ trẻ tự kỉ sẽ phải chuẩn bị
một khoản chi phí lớn liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Những khó khăn
sẽ theo trẻ từ khi khi còn nhỏ cho tới khi trưởng thành vì vậy cha mẹ trẻ tự kỉ
sẽ phải xác định can thiệp lâu dài và tích cực. Với những gia đình có điều
kiện, việc duy trì can thiệp, giáo dụctích cực sẽ mang tính bền vững hơn, còn
với những gia đình có thu nhập thấp thì việc can thiệp cho con sẽ là một gánh
nặng thực sự.
Chị H, phụ huynh cháu T.M 28 tháng ở Nghệ An chia sẻ: “M là con
một trong gia đình, dù vợ chồng tôi đều làm công nhân thu nhập không cao nhưng
không muốn bỏ lỡ giai đoạn vàng của con nên tôi đã nghỉ làm để đưa con ra Hà
Nội can thiệp. Ở đây không có người thân phải thuê phòng trọ và sắm sửa đồ đạc
từ những thứ nhỏ nhất nên rất tốn kém chưa kể chi phí can thiệp giờ lại chỉ có
bố cháu là lao động chính, không biết sẽ cố được bao lâu.”
Chị T, phụ huynh cháu
T.D 6 tuổi ở Hà Nội cho biết: “Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, vợ chồng tôi
không có nghề nghiệp ổn định, 4 năm nay từ khi phát hiện ra vấn đề của cháu,
chúng tôi phải vay mượn để cho cháu đi học và làm đơn xin giảm học phí. May mắn
là chúng tôi được trung tâm tạo điều kiện đến nay cháu cũng tiến bộ, gia đình
chúng tôi rất biết ơn các thầy cô.”
Về mặt nuôi dưỡng, trẻ RLPTK rất khó để diễn đạt những nhu cầu
hay mong muốn cơ bản. Phần lớn trẻ khó có thể biểu đạt những nhu cầu cơ bản như
bị đói bụng, khát nước, đau đớn một cách thông thường. Trẻ RLPTK cũng thường
gặp các rối loạn phát triển khác như tăng động giảm chú ý, hoạt động quá mức và
bột phát của trẻ khiến cha mẹ phải giám sát và chú ý an toàn của trẻ nhiều
hơn... Hơn nữa, do trẻ ít có khả năng tự kiểm soát và tuân thủ đúng quy tắc
buộc cha mẹ, người chăm sóc trẻ phải giành thời gian cho trẻ nhiều hơn. Các
hoạt động của gia đình như ăn uống, vui chơi, hay thư giãn nghỉ ngơi cũng bị
ảnh hưởng theo.
Anh L phụ huynh cháu
H.K 5 tuổi, Hà Nội: “Mỗi lần đưa con ra ngoài là vợ chồng tôi như ngồi trên
đống lửa, phần vì cháu quá ngịch, phần vì cháu chưa nhận thức được nguy hiểm có
lần vừa xuống xe vợ tôi đang loay hoay xách đồ thì cháu đã chạy sang đường bên
kia, may mắn là không sao. Có lần về quê chơi với ông bà, sơ ý không để mắt một
chút cháu đã chạy đi mất, giờ cứ nghĩ đến đi đâu là sợ.”
Về mặt tâm lý, khi cha
mẹ không hiểu được những nhu cầu, mong muốn của trẻ, họ cũng dễtrở nên căng
thẳng, bực tức. Các thành viên trong gia đình cũng ít có thời gian dành cho
nhau hơn. Mâu thuẫn vợ chồng về cách thức chăm sóc và giáo dục con cũng có thể
xảy ra nếu không tìm được tiếng nói chung.
“Nhiều lúc về nhà vợ
chồng căng thẳng chẳng buồn nói với nhau câu nào, ốm đau chữa trị còn biết bao
giờ sẽ khỏe lại chứ như con mình không biết bao giờ mới bằng được các bạn? đến
tuổi có đi học được không?... rồi đi đâu cũng bị người nói ra nói vào, mệt mỏi
đủ thứ. Mong sao xã hội có cái nhìn cảm thông hơn cho bọn trẻ, nếu chẳng may
cháu không đi học được thì cũng mong có thêm các chính sách để hỗ trợ các
cháu.” Anh M phụ huynh cháu H, 3 tuổi chia sẻ.
Chị N, phụ huynh cháu
A, 4 tuổi ở Hải Phòng nói: “Nhìn các bạn bằng tuổiđi học về kể đủ thứ chuyện
với bố mẹ mà thèm em ạ. Nhìn sang con mình chẳng biết gì lúc nào cũng ngơ ngác,
cần cũng không biết gọi bố gọi mẹ, hỏi gì cũng không biết chẳng biết có đi học
nổi hay không. Nhiều lúc nghĩ quẩn chỉ muốn buông xuôi.”
Tất cả những khó khăn
do khiếm khuyết và hành vi của trẻ tạo ra khiến gia đình kiệt quệ cả về vật
chất lẫn tinh thần. Thấu hiểu được khó khăn và nguyện vọng của các gia đình,
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)
đã phối hợp xây dựng và thực hiện Dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỉ ở trẻ em
Việt Nam”. Dự án được thực hiện trong 5 năm từ năm 2018 - 2023. Đối tượng được
hưởng lợi từ dự án là trẻ em tự kỉ; cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tự kỉ; cán
bộ tham gia dự án, cộng tác viên tham gia dự án; người làm công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em; nhà trường, chính quyền tại địa phương; các tổ
chức và cộng đồng xã hội.
Trong những năm qua dự
án đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao năng lực lực lượng cán bộ nòng cốt về
tuyên truyền và hỗ trợ trẻ em tự kỉ, phổ biến kiến thức cho cha mẹ có con tự
kỉ, hỗ trợ các giáo viên và cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ
em được tiếp cận các tri thức được chuẩn hóa, chính xác và khoa học. Dự án cũng
giúp cộng đồng giảm bớt kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em bị tự kỉ.
Hiện nay, dự án đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng
nói chung và đặc biệt là cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc trẻ tự kỉ nói
riêng. Là những người được hưởng lợi trực tiếp từ các chương trình nằm trong
khuôn khổ của dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỉ ở trẻ em Việt Nam”, các phụ
huynh của trẻ tự kỉ rất tán thưởng và biết ơn những gì mà dự án mang lại.
Là một phụ huynh có 2
con sinh đôi 6 tuổi, ở Hà nội mắc chứng tự kỉ, chị A cho biết “Gia đình cảm
thấy rất may mắn vì được tham gia dự án, vì ngoài việc con được tham gia các
lớp học, còn có những buổi hướng dẫn, trao đổi cho phụ huynh và các buổi vui
chơi. Các thầy cô cũng như các cán bộ điều phối dự án rất nhiệt tình và làm
việc có trách nhiệm. Gia đình đã nhận được tài liệu từ dự án, đây là lần đầu
gia đình được tham gia những dự án như vậy nên chúng tôi rất trân trọng những
kiến thức và lợi ích con mình nhận được.”
Chị L phụ huynh của
cháu N.P4 tuổi, từ Bắc Ninh, cho biết: “Đây là một hoạt động rất thiết thực,
hữu ích, nhân ái, thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với trẻ tự kỉ nói riêng
và trẻ khuyết tật nói chung. Rất mong tương lai sẽ có thêm nhiều chương trình
nữa hướng đến trẻ tự kỉ.”
Anh B, phụ huynh cháu
B.N13 tuổi bị tự kỉ ở Hải Phòngchia sẻ: “Là một trong những phụ huynh có con tự
kỉ may mắn được chọn tham gia “Lớp tập huấn thử nghiệm tài liệu hỗ trợ phục hồi
chức năng cho trẻ tự kỉ ở Việt Nam” tôi thấy đây là dự án có quy mô lớn và được
đầu tư rất bài bản. Bộ tài liệu đã hỗ trợ cho trẻ và gia đình rất nhiều. Việc
đào tạo cán bộ nguồn tại các địa phương cũng giúp tăng chất lượng can thiệp và
giúp các bé như con tôi tại những nơi chưa có đủ điều kiện can thiệp như Hà
Nội, được can thiệp theo các phương pháp khoa học”.
Anh T, phụ huynh cháu
T ở từ Ninh Binh chia sẻ “Đây là một dự án rất hay và thiết thực, bản thân tôi
cũng rất khó khăn trong việc tìm tài liệu để dạy cho con, bộ tài liệu không chỉ
giúp tôi hiểu về những vấn đề của con mà còn rõ hơn về các phương pháp và
chương trình can thiệp cho con hiện nay.Tuy nhiên, tôi nghĩ còn rất nhiều gia
đình có con mắc RLPTK ở các tỉnh thành chưa tiếp cận được với dự án, dự án nên
có nhiều kênh quảng bá để mọi người có con RLPTK cũng như cộng đồng biết hơn về
dự án. Rất mong dự án tiếp tục đồng hành cùng trẻ RLPTK.”
Có thể thấy, dự án
triển khai đã nhận được rất nhiều ủng hộ và phản hồi tích cực từ cộng đồng gia
đình có trẻ mắc RLPTK, các nhà chuyên môn và cán bộ can thiệp, nhân viên những
người trực tiếp chăm sóc trẻ tự kỉ bởi đây là một dự án có quy mô lớn, những
mục tiêu mà dự án hướng đến vô cùng thiết thực với người tự kỉ.
Đa số các gia đình trẻ tự kỉ đều mong muốn có thể tiếp tục được
hưởng lợi từ dự án và mong dự án tiếp tục được thực hiện. Nhiều cha mẹ đề xuất
được lắng nghe các chia sẻ, tham gia các lớp học, các khoá tập huấn của các nhà
chuyên môn và cán bộ can thiệp bằng nhiều hình thức khác nhau để biết thêm về
cách thức dạy con. Các gia đình cũng mong muốn dự án triển khai nhiều hơn nữa
các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa để các gia đình có trẻ tự kỉ ở vùng sâu,
vùng xa, những vùng miền khó khăn và kém phát triểncó thể tiếp cận với dự án.
Và hơn cả là mong muốn dự án được lan toả nhiều hơn nữa để cộng đồng có cái
nhìn đúng về trẻ tự kỉ.
Hy vọng với sự hỗ trợ
của Dự án, sự quan tâm của các cha mẹ, cán bộ can thiệp và toàn thể cộng đồng,
trẻ em tự kỉ sẽ được thấu hiểu, yêu thương, chăm sóc và giáo dục để sớm hòa
nhập cộng đồng.
Nguyễn
Thị Cẩm Trang - Trung tâm Hừng Đông (B17/22)
Nguồn bài viết được trích dẫn từ: https://www.facebook.com/chongchongsacmau