Một trong những sứ mệnh, nhiệm vụ của Trung tâm Hừng Đông là truyền bá, cung cấp và chuyển giao kiến thức và kỹ năng mang tính khoa học, thực chứng cho cộng đồng và giới chuyên môn. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Hừng Đông đã thực hiện đào tạo, chuyển giao công nghệ cho một số cá nhân và tổ chức như:
- Khoa Công tác Xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam;
- Cán bộ tâm lý từ bệnh viện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh;
- Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục Ánh Bình Minh, Tuyên Quang;
- Cán bộ Khoa tâm bệnh, bệnh viện Nhi Hải Dương;
- Tình nguyện viên của dự án Rubic “Yêu thương vô điều kiện”
- Cộng tác viên và cán bộ dự án của Tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision) tại Hải Phòng;
- Cộng tác viên và cán bộ dự án Hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ tại cộng đồng của Quỹ bảo trợ trẻ em;
- Cung thiếu nhi Hà Nội.
Chương trình đào tạo của Trung tâm Hừng Đông mang tính chiết trung, được tổng hợp và thích nghi với văn hóa, môi trường và điều kiện kinh tế của Việt Nam, với một số nguyên lý chung:
- Chương trình đào tạo được thiết kế để người học nắm vững được cả lý thuyết và thực hành trong khoảng thời gian phù hợp với nội dung mà người học đặt hàng;
- Mọi chương trình đào tạo đều bao gồm ba phần: lý thuyết, thực hành và giám sát sau khi người học đã học xong tại trung tâm và về làm việc tại cơ sở;
- Tất cả nội dung đào tạo được dựa trên nghiên cứu và các bằng chứng khoa học về tính hiệu quả khi áp dụng;
- Tất cả nội dung đào tạo được điều chỉnh, thay đổi và thích nghi cho phù hợp với nền tảng học vấn của người học, nhu cầu của người học, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của Việt Nam.
Một số nội dung mà Trung tâm có thể đào tạo:
- Đánh giá sàng lọc các rối loạn phát triển và các vấn đề tâm lý trẻ em;
- Cách thức thành lập, tổ chức, quản lý một cơ sở can thiệp (“khởi nghiệp” cơ sở can thiệp);
- Nguyên tắc làm việc, ứng xử và vấn đề đạo đức nghề nghiệp;
- Tổ chức buổi dạy (thái độ, hành vi và cơ sở vật chất);
- Xây dựng và thiết lập mối quan hệ với trẻ;
- Làm việc với gia đình và các cơ sở hỗ trợ khác;
- Nhóm kỹ năng xã hội và đào tạo kỹ năng xã hội;
- Hỗ trợ hòa nhập;
- Dạy ngôn ngữ và giao tiếp;
- Dạy chơi;
- Quản lý hành vi;
- Các kỹ thuật can thiệp nền tảng/ban đầu:
o Đưa trẻ vào phòng học/bàn học
o Giới thiệu bài học mới
o Chú ý, quan sát
o Ôn lại, kiểm tra bài cũ
- Các kỹ thuật can thiệp thực chứng (theo ABA)
o Củng cố và Dập tắt
o Phân tích nhiệm vụ và Chuỗi
o Tạo nếp/tạo hình hành vi
o Nhắc nhở - làm mờ
o Bắt chước và làm theo hướng dẫn
o Khái quát hóa
- Dạy kỹ năng cá nhân, tự phục vụ và vấn đề giới tính;
- Can thiệp cho thanh thiếu niên và người lớn.
Lịch trình đào tạo:
- Kéo dài 1 tuần, 1 tháng cho đến 6 tháng tùy nội dung theo đặt hàng của người học
- Khoảng 20% thời gian dành cho đào tạo lý thuyết, khoảng 60% thời gian dành cho đào tạo thực hành và còn lại là giám sát.
Người đào tạo:
- Các tiến sĩ, thạc sĩ tâm lý học, giáo dục học đã có khoảng 5 đến 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và thực hành trong lĩnh vực đánh giá, chẩn đoán và can thiệp rối loạn phát triển.