Tại
Hội thảo khoa học và hội thao lần thứ nhất của Mạng lưới cơ sở can thiệp trẻ
Rối loạn phát triển Việt Nam diễn ra vào ngày 10 tháng 12 năm 2022 tại Thành
phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Báo cáo viên Nguyễn Hoàng Nam đại diện báo cáo trước
hội thảo bài viết của báo cáo viên cùng nhóm tác giả Vũ Văn Thuấn; Lại Đăng trong nghiên
cứu của nhóm “sử dụng kỹ thuật chú ý tích cực trong rèn luyện kỹ năng xã hội
cho trẻ rối loạn phát triển lứa tuổi trung học cơ sở” với gần 100 người
tham dự trong tiểu ban “Kỹ năng sống, kỹ năng xã hội”. Dưới đây là bài chia sẻ
lại của báo cáo viên Nguyễn Hoàng Nam, Quản lý chuyên môn cơ sở Ba Vì của trung
tâm Hừng Đông.

Trong bài báo cáo tại hội thảo, tôi đưa ra 5 nội dung chính: Lý do
lựa chọn đề tài; cơ sở lý luận; mô tả kỹ thuật và kết quả. Như chúng ta đã
biết, trẻ rối loạn phát triển trong độ tuổi trung học cơ sở thường có những
khiếm khuyết trong các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong tương
tác xã hội. Với những vấn đề gặp phải trong giao tiếp và tương tác xã hội, việc
nhận diện, hiểu được cảm xúc của bản thân và người khác là rất khó khăn. Trẻ
rối loạn phát triển trong độ tuổi trung học cơ sở thường rất khó khăn để ứng
phó, kiểm soát và thể hiện cảm xúc phù hợp với mỗi tình huống, bởi trong mỗi
hoàn cảnh giao tiếp xã hội khác nhau, con người thường có cách giao tiếp và ứng
xử khác nhau.

Quyền lợi khi có P của học viên
Nhóm tác giả chúng tôi sử dụng kỹ thuật chú ý tích cực trong buổi
học thông qua hệ thống thưởng điểm quy đổi ra hệ thống thưởng Poin. Với hệ
thống P, học viên sẽ được tích số P cho riêng mình qua những hành vi phù hợp,
tham gia tích cực trong giờ. P được quy ra nhiều phần thưởng tương ứng với số P
mà học viên đạt được, có thể là: đồ chơi, đồ ăn, game, thẻ điện thoại,...Từ P,
học viên cũng có thể đổi ra: quyền chỉ đạo/tổ chức trò chơi cho cả lớp; được
quyền lựa chọn đồng đội; có nhiều P có cơ hội tặng P cho bạn thân. Đặc biệt,
trong hệ thống P có P trưởng - là người có được nhiều quyền lực nhất: Có khu
vực ngồi riêng; Được là người lựa chọn đầu tiên của các hoạt động; Được lựa
chọn bạn đồng hành cùng mình; Tổng kết điểm thay giáo viên của lớp; Đưa ra đề
xuất phần thưởng; Được hỗ trợ giáo viên nhiệm vụ của lớp như chụp ảnh/ viết lên
bảng/ chấm P

Mục tiêu của chú ý tích cực hướng tới học viên sẽ chú ý tới các hành vi phù hợp
Nguyên tắc chú ý hành vi tích cực là việc trẻ học được các hành vi
tốt, phù hợp thông qua việc quan sát, học hỏi từ bạn bè để tự điều chỉnh các
hành vi chưa phù hợp. Ngoài việc trẻ có hành vi phù hợp thì trẻ phát hiện chú ý
tới hành vi tốt của bạn khác thì cũng sẽ được khen thưởng. Mấu chốt ở kỹ thuật
là việc thay vì nhìn vào hành vi xấu của nhau để gây mâu thuẫn thì trẻ sẽ tìm
và chú ý đến hành vi tốt.
Quá
trình áp dụng kỹ thuật chú ý tích cực sau thời gian 3 tháng áp dụng nhóm
kỹ năng xã hội đã nhận được một số điểm tích cực như: Các bạn hạn chế hành vi
không phù hợp ở nhau nhiều hơn, thay vào đó sự chú ý, tích cực tham gia các
hoạt động được nâng cao.

- Trẻ tập trung chú ý tham
gia tích cực các hoạt động trong giờ. “Cẩn thận” hơn trong lời nói và hành vi
của mình.
- Trẻ chủ động điều chỉnh
hành vi của mình, tự học hành vi tốt từ bạn khác.
- Khi tham gia các hoạt động,
trẻ biết kiềm chế, phản ứng hành vi phù hợp, sử dụng lời nói phù hợp hơn. Trẻ
có thể nhìn và học chéo từ nhau.
- Trẻ sẽ có trách nhiệm
với bản thân hơn khi giá trị của mình được khẳng định. Trẻ được thầy cô khen
thưởng với nhiều hành vi tốt trước cả lớp có thể hành vi đó là hành vi tự điều
chỉnh có thể hành vi đó là hành vi tốt từ bạn khác. Từ đó, trẻ sẽ hình thành
thói quen tốt với những hành vi phù hợp.
- Trẻ sẽ chú ý đến hành vi
của mình với bạn khác để có thể tự kiểm soát, điều chỉnh và thay đổi.
Báo cáo viên: Nguyễn Hoàng Nam trình bày tham luận
Tuy nhiên, kỹ thuật chú
ý tích cực chưa được phát huy đồng đều giữa các bạn, có sự chia tách giữa nhóm
chú ý tích cực và không chú ý tích cực. Nhóm trẻ thường tạo cơ hội, hỗ trợ nhau
để kiếm P loại trừ bạn không thích. Điều này làm tăng mâu thuẫn giữa hai nhóm.
Báo cáo ghi lại: Nguyễn Hoàng Nam
Quản lý cơ sở Ba Vì Hừng Đông