Trẻ rối loạn phát triển
trong độ tuổi trung học cơ sở thường có những khiếm khuyết trong các hành vi
giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong tương tác xã hội. Với những vấn đề
gặp phải trong giao tiếp và tương tác xã hội, việc nhận diện, hiểu được cảm xúc
của bản thân và người khác là rất khó khăn. Những trẻ này thường khá thờ ơ với
cảm xúc của người đối diện. Đặc biệt trẻ rối loạn phát triển trong độ tuổi
trung học cơ sở thường rất khó khăn để ứng phó, kiểm soát và thể hiện cảm xúc
phù hợp với mỗi tình huống, bởi trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp xã hội khác nhau,
con người thường có cách giao tiếp và ứng xử khác nhau.
Trong bài viết này, chú
ý tích cực được hiểu là hướng sự tập trung, chú ý của trẻ tới các hành vi tích
cực, cụ thể là các hành vi phù hợp trong lớp kỹ năng xã hội và các môi trường
khác.
Chú ý tiêu cực là hướng
sự tập trung, chú ý của trẻ tới các hành vi có vấn đề, hành vi không phù hợp
của trong lớp dạy kỹ năng cũng như ngoài xã hội.
Các tác giả sử dụng kỹ
thuật chú ý tích cực trong buổi học thông qua hệ thống thưởng điểm quy đổi ra
hệ thống thưởng Poin. Với hệ thống P, học viên sẽ được tích số P cho riêng mình
qua những hành vi phù hợp, tham gia tích cực trong giờ. P được quy ra nhiều
phần thưởng tương ứng với số P mà học viên đạt được, có thể là: đồ chơi, đồ ăn,
game, thẻ điện thoại,...Từ P, học viên cũng có thể đổi ra: quyền chỉ đạo/tổ
chức trò chơi cho cả lớp; được quyền lựa chọn đồng đội; có nhiều P có cơ hội
tặng P cho bạn thân. Đặc biệt, trong hệ thống P có P trưởng - là người có được
nhiều quyền lực nhất: Có khu vực ngồi riêng; Được là người lựa chọn đầu tiên
của các hoạt động; Được lựa chọn bạn đồng hành cùng mình; Tổng kết điểm thay
giáo viên của lớp; Đưa ra đề xuất phần thưởng; Được hỗ trợ giáo viên nhiệm vụ
của lớp như chụp ảnh/ viết lên bảng/ chấm P.

Bắt đầu buổi học, chúng
tôi quay ngẫu nhiên để chọn ra 1 bạn làm đội trưởng trong vòng 15 phút. Bạn đội
trưởng được ngồi cạnh thầy, đeo băng đội trưởng và cầm sổ tính điểm P. Đội trưởng có nhiệm vụ
hỗ trợ thầy cô tổ chức trò chơi, làm trọng tài, ghi điểm P và quan sát lớp trong
giờ học để cộng điểm cho các bạn có hành vi phù hợp
(chú ý tích cực), bạn được P thì đội trưởng cũng sẽ được điểm P. Hết 15 phút, bạn đội
trưởng sẽ có nhiệm vụ đọc lên hành vi tích cực của các bạn trong nhiệm kỳ của
mình. Các bạn sẽ luân phiên nhau làm đội trưởng trong suốt buổi học. Cuối mỗi
buổi học các bạn sẽ lên ký và xác nhận lại số điểm P của mình trước khi ra
về.

Hệ thống thưởng P được chia ra thành nhiều ngưỡng P tương
ứng với giá trị phần thưởng. Số P sẽ được tích và cộng dồn từng ngày. Chính vì
thế, mỗi cá nhân học viên luôn cố gắng đạt được số P về cho bản thân qua việc
thực hiện đúng các quy định hệ thống.
Nguyên tắc chú ý hành vi
tích cực là việc trẻ học được các hành vi tốt, phù hợp thông qua việc quan sát,
học hỏi từ bạn bè để tự điều chỉnh các hành vi chưa phù hợp. Ngoài việc trẻ có
hành vi phù hợp thì trẻ phát hiện chú ý tới hành vi tốt của bạn khác thì cũng
sẽ được khen thưởng. Mấu chốt ở kỹ thuật là việc thay vì nhìn vào hành vi xấu
của nhau để gây mâu thuẫn thì trẻ sẽ tìm và chú ý đến hành vi tốt.

Quá trình áp dụng kỹ
thuật chú ý tích cực sau thời gian 3 tháng áp dụng nhóm kỹ năng xã hội đã
nhận được một số điểm tích cực như: Các bạn hạn chế hành vi không phù hợp ở
nhau nhiều hơn, thay vào đó sự chú ý, tích cực tham gia các hoạt động được nâng
cao.
·
Trẻ tập trung chú ý tham gia tích cực các hoạt
động trong giờ. “Cẩn thận” hơn trong lời nói và hành vi của mình.
·
Trẻ chủ động điều chỉnh hành vi của mình, tự học
hành vi tốt từ bạn khác.
·
Khi tham gia các hoạt động, trẻ biết kiềm chế,
phản ứng hành vi phù hợp, sử dụng lời nói phù hợp hơn. Trẻ có thể nhìn và học
chéo từ nhau.
·
Trẻ sẽ có trách nhiệm với bản thân hơn khi giá
trị của mình được khẳng định. Trẻ được thầy cô khen thưởng với nhiều hành vi
tốt trước cả lớp có thể hành vi đó là hành vi tự điều chỉnh có thể hành vi đó
là hành vi tốt từ bạn khác. Từ đó, trẻ sẽ hình thành thói quen tốt với những
hành vi phù hợp.
·
Có xu hướng nghe lời thầy cô hơn, giảm hành vi
chống đối. “Cuộc đua” trong hệ thống thưởng giúp trẻ có sự cố gắng đạt được
nhiều P. Để đạt được điều đó, trẻ phải có hành vi tốt từ bản thân cũng như tự
học hành vi phù hợp từ bạn khác.
·
Trẻ sẽ chú ý đến hành vi của mình với bạn khác
để có thể tự kiểm soát, điều chỉnh và thay đổi.
·
Cảm thấy vui vẻ, thích thú xong mỗi buổi học.
Trẻ sẽ có động lực hơn sau mỗi giờ học, bởi hệ thống thưởng được tích dần theo
ngày. Trẻ sẽ biết hành vi nào không phù hợp.
Tuy nhiên, kỹ thuật chú
ý tích cực chưa được phát huy đồng đều giữa các bạn, có sự chia tách giữa nhóm
chú ý tích cực và không chú ý tích cực. Nhóm trẻ thường tạo cơ hội, hỗ trợ nhau
để kiếm P loại trừ bạn không thích. Điều này làm tăng mâu thuẫn giữa hai
nhóm.
Như vậy, chú ý hành vi
tích cực đem lại nhiều hiệu quả cho một nhóm bạn, tạo tinh thần học hỏi, tự
điều chỉnh hành vi phù hợp tạo thành thói quen tốt.
Nhóm tác giả: ThS. Vũ Văn Thuấn, Nguyễn Hoàng
Nam, Lại Đăng Hiếu - Trung tâm Hừng Đông (Hà Nội) (B43/22)
Bài viết được trích dẫn
tại: https://www.facebook.com/chongchongsacmau