Lớp kỹ năng xã hội trung học cơ sở cùng học kỹ năng bắt chuyện hiệu quả trong giao tiếp
Khó khăn này ở trẻ rối loạn phát triển bộc lộ trong các tình huống khi trẻ muốn tham gia vào cuộc nói
chuyện với bạn bè/ người thân nhưng
không biết khởi đầuthế nào và bắt đầu từ đâu? Trẻ không biết làm thế nào để duy trì cuộc trò chuyện được
dài.

Kỹ
năng bắt chuyện được xem là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng giúp ích
rất nhiều trong công việc và cuộc sống của chúng ta. Với trẻ rối loạn phát triển đây lại là một trong những khó khăn mà
các bạn đang gặp phải bởi suy yếu cốt lõi của
trẻ trong giao tiếp xã hội. Những khó
khăn này bộc lộ trong các tình huống khi trẻ muốn tham gia vào cuộc nói
chuyện với bạn bè/ người thân nhưng
không biết khởi đầuthế nào và bắt đầu từ đâu? Trẻ không biết làm thế nào để duy trì cuộc trò chuyện được
dài.
Tại sao chúng ta cần trang bị kỹ năng bắt chuyện?
Đó
là vì mỗi
ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều người. Khởi đầu cuộc nói chuyện giống như
việc mở cánh cửa tham gia vào hoạt động xã hộikhi trẻ không biết bắt đầu, chia sẻ, phản
hồi hay không chủ động bắt chuyện để tăng kỹ năng giao tiếp thì
lâu dần điều đó sẽ
làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ của
chúng ta.
Vì
vậy, kỹ năng bắt chuyện hiệu quả
trong giao tiếp là một kỹ năng mềm quan trọng trong
cuộc sống. Khi được trang bị kỹ năng
này, bạn sẽ là người chủ động trong cuộc trò chuyện, giúp
người đối diện cảm thấy được quan tâm, tôn trọng. Điều này cũng đồng nghĩa với
việc bạn có thêm nhiều người bạn mới, tăng vị thế của bản thân trong mắt người
khác, mang lại nhiều cơ hội và kết
quả cao trong
học tập và cuộc sống.
Lợi ích kỹ năng bắt chuyện hiệu
quả trong giao tiếp
Mở rộng mối quan hệ xã hội: Bắt chuyện hiệu quả giúp bạn mở rộng mối quan hệ xã hội
của mình. Bạn có thể tìm thấy những người bạn mới, những người có chung sở
thích và sự quan tâm.
Tăng cơ hội giao lưu, học hỏi gặp gỡ và kết nối: với những người
bạn mới đến từ nhiều cùng miền khác nhau, có thêm sự hiểu biết về các nền văn hóa
và các phong tục tập quan khác nhau.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp: Bắt chuyện là một cách để bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp
của mình. Bạn có thể học cách tương tác với người khác một cách tự tin và hiệu
quả hơn.
Cải thiện tâm trạng và tự tin: Bắt chuyện giúp bạn cải thiện tâm trạng và tăng cường sự
tự tin của mình. VD: Khi bạn có thể tạo ra một cuộc trò chuyện tích cực với người
lạ, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về khả năng giao tiếp của mình.
Vai trò của kỹ năng bắt chuyện:
Trong công việc: Giúp bạn truyền đạt thông
tin rõ ràng, làm việc nhóm hiệu quả và thuyết phục người khác. Điều này dẫn đến có nhiều cơ hội và
sự thăng tiến trong tương lai.
Trong cuộc sống cá nhân: Bắt chuyện tốt giúp bạn xây dựng và
duy trì các mối quan hệ cá nhân, từ gia đình đến bạn bè. Và giúp bạn thể hiện cảm xúc
và suy nghĩ một cách rõ ràng, tạo ra sự am hiểu và đồng cảm.
Các học viên được rèn luyện kỹ năng thông qua
các hoạt động:
Thảo luận: Các học viên cùng nhau thảo luận về tầm quan trọng của kỹ
năng bắt chuyện và làm thế nào đề có thể bắt chuyện hiệu quả mà không gây cảm
giác khó chịu cho đối phương trên tinh thần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của
nhau.
-Học viên VA chia sẻ: Con thấy nó quan trọng vì
nếu không biết cách bắt chuyện mình sẽ không có bạn và chán. Với học viên: AN
con thấy không nên bắt chuyện khi họ đang bận và đang ăn như vậy sẽ bất lịch sự
và vô duyên…..
Trình
bày trước lớp: Học viên đưa ra
ý kiến cá nhân và trình bày quan điểm về phương pháp bắt chuyện hiệu quả và thực
hành phương pháp đó cùng bạn trước lớp.
-
Học viên GL: Con sẽ sử dụng Phương pháp “Có điểm chung về sở thích để bắt chuyện”.
Với T: Con sẽ bắt chuyện với NA về thời tiết dạo gần đây. Và với MA con thấy VA
có vẻ thích Rubik con sẽ dùng nó để bắt chuyện……
Sắm
vai: Học viên được thực
hành các chủ đề bắt chuyện khác nhau theo cặp, cùng nhau trao đổi và duy trì cuộc
hội thoại với chủ đề đó.
Góp ý: Các học viên quan sát, lắng nghe, nhận xét và góp ý cho
đội của bạn khi sắm vai với những điều được và cần thay đổi để cuộc trò chuyện
sẽ hiệu quả hơn.
Một số tip gợi ý những chủ đề để có
thể bắt
chuyện tự nhiên:
Gia đình: Có nhiều người rất thích kể về những
chuyện thú vị trong gia đình của họ,
tuy nhiên không nên đặt câu hỏi không quá nhạy cảm về gia đình họ
Thể thao: Với những người yêu thích thể thao
rất thích chia sẻ về
niềm đam mê của họ. Bạn có thể đặt câu hỏi về đội, giải đấu yêu thích và các sự
kiện thể thao.
Tin tức:
Những bản tin, sự kiện đang “hot” ở trong và ngoài nước luôn là chủ đề hay để mở
đầu câu chuyện với người lạ hoặc đã quen. Tuy nhiên, nên tránh những chủ đề liên quan chính trị.
Sở thích cá nhân:
Hỏi về sở thích của người khác, như đọc sách, xem phim, thể thao, hoặc du lịch.
Âm nhạc và phim ảnh:
Thảo luận về các bộ phim hoặc bài hát yêu thích.
Ẩm thực:
Hỏi về món ăn yêu thích hoặc nhà hàng ngon mà bạn đã thử.
Du lịch:
Chia sẻ kinh nghiệm du lịch hoặc hỏi về những nơi bạn muốn đến/ đã đến
Thời tiết:
Một chủ đề nhẹ nhàng và dễ bắt chuyện, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi
đáng chú ý.
Tóm
lại:Kỹ năng bắtchuyện làmột kỹ năng quan trọng giúp ích cho bạn rất nhiều trong
cuộc sống. Vậy nên hãy cố gắng rèn luyện mỗi ngày, đừng bỏ lỡ cơ hội hoàn thiện
bản thân bằng cách gặp gỡ và trò chuyện với thật nhiều người. Và có thể nói: “Chúng
ta sẽ khám phá thêm nhiều điều mới từ những người bạn mới quen đấy”
Tác
giả bài viết: Bạch Mai Ngọc
Giáo
viên lớp kỹ năng xã hội
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Trung tâm Hừng Đông cơ sở Thanh Hoa tiếp nhận sinh viên Khoa Tâm lý học - Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập đợt 1 năm 2025
- Gen Z – Thế hệ công nghệ số và những thách thức cần được quan tâm
- Trung tâm Hừng Đông – Cơ sở Thanh Hoa chuyển địa chỉ: Hướng tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ
- Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
- Kết nối với các trường mầm non trong khu vực sàng lọc miễn phí cho trẻ có rối loạn phát triển