Đào tạo kỹ năng xã hội theo hướng lấy người học làm trung tâm

Ngày 17-3-2020
Lớp kỹ năng xã hội dành cho lứa tuổi trung học phổ thông được thành lập cho tới nay được hơn 3 năm theo nhu cầu và sự cần thiết của các học sinh đã học lớp trung học cơ sở trước đó tại trung tâm nhằm đáp ứng theo các yêu cầu kỹ năng của lứa tuổi và các mối quan hệ khi bước vào giai đoạn vị thành niên. 

Khi xã hội ngày phát triển thì các kỹ năng giao tiếp cũng càng đa dạng và đòi hỏi ở mỗi cá nhân phải linh hoạt hơn trong việc giải mã các tín hiệu từ người khác cũng như biểu đạt các kỹ năng tới người nhận. Các kỹ năng giao tiếp xã hội càng trở nên quan trọng hơn đối với những học sinh rối loạn phát triển bởi những khó khăn trong việc hiểu ngữ nghĩa trong các cuộc giao tiếp, trong khi trò chơi và trong các tình huống cuộc sống mà trẻ đang hòa nhập.

            Lớp kỹ năng xã hội dành cho lứa tuổi trung học phổ thông được thành lập cho tới nay được hơn 3 năm theo nhu cầu và sự cần thiết của các học sinh đã học lớp trung học cơ sở trước đó tại trung tâm nhằm đáp ứng theo các yêu cầu kỹ năng của lứa tuổi và các mối quan hệ khi bước vào giai đoạn vị thành niên.

Lớp kỹ năng trung học phổ thông tại trung tâm từ khi thành lập được gọi tắt là (lớp HĐ3C). Lớp HĐ3C có đặc điểm là các học sinh đều đang trong độ tuổi dậy thì và chuẩn bị “thành người lớn”. Ở lứa tuổi này thông theo tâm lý học phát triển các em đang có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lí cũng như thế giới quan của bản thân. Các em đang đứng trước thách thức khách quan của cuộc sống, đặc biệt là học sinh cấp ba, đó là phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải tự xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội.

            Nhận ra được điều đó, các thầy cô lớp kĩ năng của trung tâm Hừng Đông đã xây dựng chương trình học có nhiều thay đổi, khác biệt với các lớp kĩ năng khác. Nội dung chương trình học luôn hướng tới những vấn đề các em đang gặp thách thức, khó khăn như: tình bạn khác giới, vượt qua sự trì hoãn, sử dụng thiết bị điện tử một cách thông minh,...Với mục đích làm cho học sinh học tích cực và chủ động sáng tạo tham gia vào bài học. Những tiết học được áp dụng linh hoạt các phương pháp như “kích não” (động não, khởi động,...). Điều đó, thúc đẩy học sinh phải đưa ra ý kiến của mình về vấn đề được đề cập đến bằng việc sử dụng trải nghiệm của bản thân, bao gồm những khó khăn, những kinh nghiệm, sự hiểu biết hoặc về một vấn đề mới trên cơ sở được cung cấp một số thông tin cơ bản, cần thiết. Thông qua phương pháp này, giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Ngoài ra, những buổi học của lớp 3C luôn đưa ra những tình huống “thật” sát với thực tế. Thông thường các tình huống đó trẻ sẽ gặp trong cuộc sống.

Trong buổi học giáo viên cũng đưa ra những trò chơi, câu hỏi liên quan để các em tự nhìn nhận vấn đề của mình đồng thời tự đưa ra cách giải quyết của mình sau khi áp dụng những kiến thức về kĩ năng mình vừa được học. Điều đó, thường được tổ chức trong những buổi học tổng kết một kĩ năng đã qua. Bên cạnh đó, khi tổ chức lớp học kĩ năng, các thầy cô không quên lưu ý vấn đề về sự chênh lệch nhân thức giữa các học sinh trong lớp. Mặc dù đưa ra những tình huống, câu hỏi mang tính “kích não” nhưng vẫn đưa ra nhiều sự gợi ý, câu hỏi phù hợp với những bạn có nhận thức kém hơn để có bạn có thể hiểu và áp dụng được kĩ năng cần học. Đây là sự thay đổi rất lớn trong phương pháp dạy kĩ năng cho các em đang theo học ở lớp này. Thay vì việc chỉ nhận thụ động, ít có sự suy nghĩ từ phía người dạy; các em đã và đang phải vận dụng tất cả những kiến thức cũng như những kĩ năng mình đã được học trước đó để cùng thầy cô trao đổi về một chủ đề.

            Với mỗi buổi đứng lớp, ngoài việc xây dựng lên những bài học hay và cần thiết cho học sinh, thì việc xây dựng và tạo bầu không khí lớp học cũng như tạo hứng thú là một trong những yếu tố được lưu ý nhiều nhất.        

Trong giai đoạn này tâm lý của các em rất “nhạy cảm” vì đang trong giai đoạn dậy thì; do đó, cần phải tạo ra được bầu không khí cởi mở, thoải mái, chia sẻ và trao đổi một cách tôn trọng,ngang hàng. Điều đó, giúp cho các em nhận thấy những quan điểm của bản thân, cá nhân mình bày tỏ quan điểm, được nêu ý kiến riêng và được ghi nhận. Ngoài ra, phần thưởng quy đổi giáo viên hướng tới nhằm tạo hứng thú cho các em. Các em có quyền sử dụng số sao mà mình đã đạt được trong buổi học để tích vào một “ngân hàng” của riêng mình để trao đổi với những thứ các em thích (những phần thưởng do chính học sinh đề xuất)Trong hệ thống thưởng có hình thức thưởng cá nhân và hình thức thưởng nhóm. Điều này, vừa giúp các em tích cực trả lời câu hỏi hơn, vừa tạo cho các em một thói quen biết cân nhắc, tính toán trước sự lựa chọn và quyết định của bản thân. Tạo cơ hội hợp tác nhóm, cả nhóm tích điểm và cùng lựa chọn phần thưởng nhóm.

            Sự thay đổi trong cách hoạt động của lớp kỹ năng HĐ3C hướng tới chính học sinh là “trung tâm” của buổi học, tự nhìn nhận, xem xét, đưa ra cách giải quyết cho vấn đề được đưa ra và thầy cô chỉ là người “gợi mở”, gợi ý và chốt lại vấn đề cho các em. Với sự thay đổi trong phương pháp dạy học, các thầy cô lớp kĩ năng cũng đã nhận thấy những tín hiệu tích cực từ các em. Việc phát triển phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác không chỉ có ý nghĩa trong quá trình học tập ở lớp mà còn hướng tới chuẩn bị cho trẻ hành trang kỹ năng tốt trong tương lai như phát triển ở trẻ tính cách tự lập, chủ động trong làm việc, học tập và kỹ năng phát triển cảm xúc xã hội.

            Với những thành công đã được ghi nhận trong năm qua, thầy và trò lớp 3C kĩ năng xã hội sẽ không ngừng cố gắng và cải thiện hơn nữa để các em có thể chuẩn bị những “hành trang” tốt nhất khi bước vào cuộc sống tự lập ngoài xã hội. Trong năm 2020, thầy và trò cũng sẽ nhận được sự ủng hộ cũng như sự tin tưởng nhiều hơn nữa từ các quý phụ huynh để lớp có thể được phát triển cũng như đạt được nhiều kết quả tốt hơn nữa.

Tin liên quan

Tin đã đăng