Hừng Đông cùng Vị thành niên hiếu đúng và đủ về rối loạn trầm cảm
Vị thành niên gửi tới chúng tôi rất nhiều các câu hỏi về một số dấu hiệu, triệu chứng của bản thân Lứa tuổi Vị thành niên gửi tới chúng tôi rất nhiều các câu hỏi về một số dấu hiệu, triệu chứng của bản thân

Trầm cảm là gì?
Có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm?
Trầm cảm có theo tôi tới trưởng thành không?
Nếu người thân, bạn bè biết tôi trầm cảm thì thế nào?
Ai dễ bị mắc trầm cảm nhất?
Trầm cảm có thể phòng tránh được không?
Trầm cảm có thể điều trị được không? …Cùng Hừng Đông khám phá và giải đáp các câu hỏi trên trong các bài chuyên đề về trầm cảm Vị thành niên trong các bài đăng tại Website nhé.
Thắc mắc “trầm cảm, trầm cảm là gì?”
Theo WHO định nghĩa “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống kém tập trung”. Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái diễn lại nhiều lần gây ra nhiều tác động tiêu cực, làm giảm chức năng sống và các hoạt động thường ngày và có thể dẫn đến tự tử. Ở mức nhẹ, người bệnh có thể được hỗ trợ tâm lý không cần dùng thuốc, tuy nhiên ở mức độ vừa và nặng thì cần được điều trị kết hợp giữa tâm lý và dược lý (theo trang thông tin điện tử - Cục y tế dự phòng, Bộ y tế, 2017).
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm trầm cảm được coi là rối loạn tâm trạng phổ biến và nghiêm trọng với những biểu hiện chủ yếu như: trải qua cảm giác buồn bã và tuyệt vọng dai dẳng, mất hứng thú với các hoạt động mà họ từng yêu thích. Ngoài các vấn đề về cảm xúc do trầm cảm gây ra, các cá nhân cũng có biểu hiện bằng các triệu chứng thể chất như đau mãn tính hoặc vấn đề tiêu hoá,… và các triệu chứng phải xuất hiện ít nhất 2 tuần, gây cho cá nhân sự đau khổ và suy giảm nghiêm trọng về mặt lâm sàng trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các hoạt động khác.
* Trầm cảm vị thành niên là thế nào?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO ước tính có khoảng 264 triệu người có các triệu chứng trầm cảm điển hình, nghĩa là khoảng 3.4% dân số toàn cầu mắc chứng này. Vào năm 2017, ước tính có khoảng 3.2 triệu thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi đã trải qua một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng. Con số nà đại diện cho 13.3% dân số Hoa Kỳ từ 12 đến 17 tuổi.

Theo tác giả Hồ Ngọc Quỳnh nghiên cứu trê nhóm sinh viên điều dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 cho thấy tỉ lệ mắc trầm cảm ở sinh viên y tế công cộng là 17.6%, sinh viên điều dưỡng là 16.5%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh (2012) trên lứa tuổi 12-16 tuổi ở một số tỉnh miền Bắc cho thấy thu mình, trầm cảm chiếm 6.6% các vấn đề sức khoẻ tâm thần.
Bẳng những nghiên cứu thống kê của thế giới và Việt Nam cho thấy hiện nay vấn đề rối loạn trầm cảm của trẻ vị thành niên là vô cùng đáng lo ngại và có xu hướng gia tăng về số lượng, mức độ, trẻ hoá về độ tuổi. Vì vậy chúng ta cần nhận biết rõ các vấn đề của độ tuổi vị thành niên để có thể hỗ trợ cho trẻ vượt qua được rối loạn này.
Chúng ta sẽ cùng hiểu hơn về Trầm cảm trong các bài đăng tiếp theo.
Tác
giả bài viết: ThS Nguyễn Như Mạnh
Chịu
trách nhiệm nội dung: ThS Vũ Văn Thuấn
Điện
thoại: 0918574123
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Trung tâm Hừng Đông cơ sở Thanh Hoa tiếp nhận sinh viên Khoa Tâm lý học - Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập đợt 1 năm 2025
- Gen Z – Thế hệ công nghệ số và những thách thức cần được quan tâm
- Trung tâm Hừng Đông – Cơ sở Thanh Hoa chuyển địa chỉ: Hướng tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ
- Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
- Kết nối với các trường mầm non trong khu vực sàng lọc miễn phí cho trẻ có rối loạn phát triển