Hừng Đông hiều về phương pháp điều trị hiệu quả đối với rối loạn trầm cảm ở Vị thành niên

Điều trị về trầm cảm được nghiên cứu từ rất sớm, tại thế kỷ trước việc điều trị các rối loạn chủ yếu sử dụng bằng thuốc. Tuy nhiên, hiện nay việc can thiệp rối loạn trầm cảm đã kết hợp giữa hoá dược và can thiệp tâm lý. Đối với các trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ sẽ ưu tiên việc can thiệp bằng tâm lý xã hội
Điều trị bằng hoá dược
Can thiệp trầm cảm bằng các loại thuốc chống trầm cảm
được xem là một liệu pháp có hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi. Thuốc chống trầm
cảm là một vũ khí quan trọng để điều trị trầm cảm ở trẻ em và vị thành niện. Một
vài thuốc chống trầm cảm hiệu quả khi điều trị ở người lớn nhưng lại không hiệu
quả đối với nhóm tuổi trẻ em và trẻ vị thành niên (ví dụ như thuốc chống trầm cảm
ba vòng) hoặc là quá nhiều nguy cơ khi sử dụng ở nhóm tuổi này (ví dụ MAOIs) -
lưu ý rằng các dữ liệu từ kinh nghiệm điều trị ở người lớn không thể được khái
quát hoá cho nhóm tuổi trẻ em và trẻ vị thành niên. Hiệu quả của giả dược để điều
trị trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên mạnh mẽ hơn so với người lớn, tuy
nhiên cần lưu ý đến mức độ
nghiêm trọng của giai đoạn trầm cảm: các thuốc chống trầm cảm không hiệu quả
hơn so với giả dược trong điều trị trầm cảm mức độ nhẹ nhưng lại tỏ ra hiệu quả
hơn khi điều trị trên bệnh nhân có trầm cảm mức độ nặng. Một khía cạnh then chốt
trong việc kê toa và nhận được sự đồng thuận là thảo luận với bệnh nhân, và cả
người nhà nếu có thể về các vấn đề sau:
• Các tác dụng phụ có thể xảy ra (bao gồm xuất hiện hoặc
gia tăng suy nghĩ tự sát, lo lắng, giận dữ, cáu gắt và bất ổn khí sắc)
• Uống thuốc
theo hướng dẫn trong toa kê đơn
• Thuốc chống trầm cảm cần có thời gian để phát huy
tác dụng (để giảm bớt kỳ vọng của bệnh nhân rằng thuốc sẽ có hiệu quả tức thì)
Điều trị bằng trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý thường được gọi là “trị liệu trò chuyện”
bởi việc giao tiếp với một nhà trị liệu là nhân tố mấu chốt để tạo ra sự thay đổi.
Mục tiêu là để kiểm soát những điều bất lợi; tối đa hóa tiềm năng; làm sáng tỏ
ý nghĩ; cung cấp nguồn hỗ trợ, động viên và tính trách nhiệm; tạo ra sự yên
bình cho tâm trí và chiều sâu ý thức. Việc trị liệu tâm lý nhằm cải thiện hiểu
biết của một người về chính họ, về người khác và cách thức hoạt động của các mối
quan hệ. Nó cũng có thể được sử dụng để xác định các mục tiêu cá nhân và tổ chức
các hành vi để tạo thành các hệ thống khả thi.
Trị liệu tâm lý có thể khơi lên những vết thương đã cũ
và giúp người bệnh hiểu được những cách thức không lành mạnh mà những trải nghiệm
tiêu cực trong quá khứ đang tác động đến họ trong hiện tại. Nó cũng có thể giúp
họ thay đổi cách phản ứng trước các kích thích bên ngoài, xử lý và lý giải các
trải nghiệm nội tại, cho phép họ vượt lên khỏi trạng thái tư duy và hành vi hiện
tại của mình. Tâm lý trị liệu có thể giúp người bệnh có được sức mạnh để khai
phá tinh thần và cái tôi tâm linh của họ, đạt được nhiều sự mãn nguyện hơn
trong cuộc sống. Nó được thiết kế để gia tăng sự tự chấp nhận và tự tin, giảm
thiểu những suy nghĩ tiêu cực.
Tâm lý trị liệu được áp dụng để cải thiện các vấn đề về
sức khỏe tâm thần của cá nhân. Mục đích chính là khắc phục các khó khăn về tâm
lý của người bệnh. Phương pháp điều trị này đã xuất hiện từ lâu trên thế giới,
đến nay vẫn giữ vững vai trò quan trọng trong việc điều trị các vấn đề về sức
khỏe tâm thần.
Tâm lý trị liệu là một phần quan trọng của tâm lý học
lâm sàng và tư vấn. Vai trò của phương pháp này như sau:
- Hỗ trợ giải quyết vấn
đề cá nhân: Thúc đẩy khả năng tự nhận
thức, để cá nhân hiểu rõ hơn về mình. Đồng thời nhận diện các vấn đề tâm
lý, tìm ra nguyên nhân và có các khắc phục phù hợp.
- Cải thiện mối quan hệ: Hỗ
trợ cá nhân trong việc giải quyết mâu thuẫn, biết cách xây dựng và cải thiện
các mối quan hệ xã hội và gia đình.
- Tăng cường sức khỏe
tâm thần: Cân bằng cảm xúc và tăng
cường sức khỏe tinh thần. Giúp cá nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, tự
định hình giá trị và xác định lại mục tiêu của mình.
- Phát triển cá nhân: Giúp
cá nhân tự nhận thức, khám phá năng lực của bản thân, hiểu rõ hơn về mong
muốn, khát vọng và khả năng của mình.
- Tăng cường khả năng thích nghi: Giúp cá nhân thích nghi tốt hơn với những thay đổi trong cuộc sống.

Quá trình trị liệu tâm lý trung bình kéo dài từ 8 đến 16 phiên, mỗi phiên kéo dài khoảng 1 giờ. Trong thực tế, số lượng phiên trị liệu có thể được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của bệnh nhân, mức độ trầm trọng của bệnh và các yếu tố liên quan khác. Việc thực hiện trị liệu cần được làm bởi những chuyên gia đã được đào tạo bài bản và có giám sát trong quá trình thực hành.
Tác giả bài viết: ThS Nguyễn Như Mạnh
Chịu trách nhiệm nội dung: ThS
Vũ Văn Thuấn
Liên hệ chuyên gia khi có nhu cầu: Điện thoại: 0918574123
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Trung tâm Hừng Đông cơ sở Thanh Hoa tiếp nhận sinh viên Khoa Tâm lý học - Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập đợt 1 năm 2025
- Gen Z – Thế hệ công nghệ số và những thách thức cần được quan tâm
- Trung tâm Hừng Đông – Cơ sở Thanh Hoa chuyển địa chỉ: Hướng tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ
- Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
- Kết nối với các trường mầm non trong khu vực sàng lọc miễn phí cho trẻ có rối loạn phát triển