Lớp kỹ năng xã hội Online, lớp dành cho lứa tuổi trung học cơ sở: kỹ năng rèn luyện sự tự tin
Tự tin là một trạng thái
tinh thần và cảm xúc cho phép chúng ta tin tưởng vào khả năng của bản thân và cảm
thấy an tâm khi đối mặt với những thách thức và cơ hội trong cuộc sống.

“Tự tin” chính là chìa khóa của sự thành công! Có được sự tự tin trong mọi trường hợp đều có thể ứng phó một cách suôn sẻ.
Tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và hành động của chính mình. Có thể hiểu “tự” là chính mình/ chính bản thân mình. Và “tin” là niềm tin, là sự sự tin tưởng. Tự tin được coi như là một công cụ tiềm ẩn, một sức mạnh tinh thần nhằm tiếp thêm động lực cho con người vượt qua mọi thử thách, rào cản hay giới hạn của bản thân.
“Tự tin” quan trọng như thế nào?
- Tự tin giúp bạn cảm thấy thoải mái để thể hiện điểm mạnh của mình khi đứng trước đám đông.
- Nếu thiếu tự tin thì không ai có cơ hội nhìn thấy sự chân thành và giá trị của bạn dù bạn có cố gắng một cách gượng ép.
- Tự tin giúp bạn trở nên đáng tin cậy trong mắt mọi người, bởi chúng ta luôn đặt niềm tin vào những người tự tin. Nếu bạn không tin tưởng vào chính mình, thì thật khó để người khác tin bạn có thể làm được công việc đó.
- Khi bạn có sự tự tin thì bạn sẽ dễ dàng bắt chuyện với người khác và có phong thái tốt trong khi giao tiếp.
- Điều đặc biệt hơn hết là tự tin còn ảnh hưởng đến cách bạn hưởng thụ cuộc sống, theo tác giả Joe Namath: “Khi bạn tự tin, bạn có thể có rất nhiều niềm vui. Và khi bạn vui vẻ, bạn có thể làm những điều tuyệt vời”.

Dấu hiệu nhận biết một người tự tin là gì?
1. Người
tự tin thường có ánh mắt nhìn trực diện, hướng thẳng đối tượng đang giao tiếp,
ánh lên sự tự tin, tích cực và kiên định. Họ nhìn thẳng vào mắt người khác một
cách tự nhiên và không né tránh hay sợ hãi.
2. Giọng
điệu và ngôn ngữ cơ thể: rõ ràng, từ tốn, dứt khoát và mạch lạc. Họ không do dự
hay lưỡng lự trong việc diễn đạt ý kiến và ý tưởng của mình.
3. Giao
tiếp tự tin: lắng nghe người khác một cách chân thành và tỏ ra quan tâm đến
quan điểm của người khác. Họ có xu hướng hay cười, biểu cảm tươi tắn và các cơ
trên gương mặt giãn ra nhẹ nhàng.
4. Tự
tin trong quyết định: Họ hiểu chủ đích của cuộc nói chuyện và ý định muốn đưa
ra thông tin gì đến người nghe nên họ sẽ luôn làm chủ tâm thái, cảm xúc chính
mình mà không bị dao động bởi sự phán xét, chỉ trích từ bên ngoài tác động vào
mình.
5. Sẵn
lòng đối mặt với thách thức mới để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân, luôn
cho phép bản thân tò mò, học hỏi, sáng tạo, nâng cao sự hiểu biết mới.
6. Trái
ngược với tự tin là sự rụt rè, e ngại trước những thử thách, vấn đề hoàn cảnh cần
vượt qua. Một người thiếu tự tin sẽ thường bỏ lỡ mất nhiều cơ hội, có thể là ước
mơ của chính bản thân.
Một số biểu hiện của thiếu tự tin:
- Sợ hãi, e ngại khi đứng trước đám đông.
- Chỉ muốn thu mình trong vùng an toàn của bản thân.
- Không tin vào chính mình.
- Luôn cảm thấy lo lắng, mất bình tĩnh khi phải đối mặt
với vấn đề nào đó.
- Dù có thể biết chắc chắn đáp án của một vấn đề gì đó
nhưng khi phải trả lời sẽ nói giọng ngắt quãng, thiếu rành mạch.
- Luôn tự ti, cho rằng bản thân mình kém cỏi, hạ thấp
mình so với người khác.
- Luôn thuận theo ý kiến của người khác.
- Ngại hỏi người khác vì sợ bị đánh giá.
- Né tránh ánh mắt khi giao tiếp với đối phương;…
7. Ảnh
hưởng của thiếu tự
tin tới trẻ :
Thứ nhất, về các mối quan hệ xã hội.
Trong trường hợp trẻ thiếu tự tin sẽ có xu hướng sống thu mình lại. Luôn muốn né tránh nơi đông người và ngại
gặp mặt, giao tiếp với những người
xung quanh. Dẫn tới tình trạng trẻ gặp phải một số hạn chế khi tương tác với
người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô hay người quen bởi lượng vốn từ ít
và sự mặc cảm về bản thân lớn. Bởi vậy các mối quan hệ trong trường học và gia đình cũng dần trở nên xa
cách đối với trẻ.
Thứ
hai, đối với việc học tập. Với trẻ về sự tự tin có ảnh hưởng rất lớn trong
quá trình rèn luyện, trau dồi để nâng cao năng lực bản thân. Không chỉ vậy còn
giúp trẻ khám phá được những khả năng tiềm ẩn, nhìn nhận được những ưu điểm sẵn
có. Qua đó như một nền tảng vững chắc trong quá trình phát triển học tập cải
thiện mình. Ngược lại, khi thiếu đi sự tự tin đồng nghĩa với việc bỏ qua rất
nhiều cơ hội, chứng minh bản thân và giá trị của mình trong một tập thể sẽ dần
trở nên “phai mờ”. Bên cạnh đó là kết quả học tập của trẻ cũng bị suy giảm bởi
chính ảnh hưởng của thiếu tự tin. Một số trường hợp có thể thường xuyên thấy ở
trẻ thiếu tự tin trong việc học tập như: không dám dơ tay phát biểu, luôn im lặng
và thu mình ở một vị trí nhất định trong lớp, khi phát biểu có trạng thái ngượng
ngùng sợ sai và âm lượng nhỏ khó nghe,...
Thứ ba,
về mặt tâm lý (cảm xúc). Sự
thiếu tự tin đối với trẻ có ảnh hưởng rất lớn về mặt tinh thần được thể hiện
qua cảm xúc bên ngoài hay hành động. Bởi tác động trực tiếp tới nhận thức của
trẻ vì vậy một số trạng thái thường có biểu hiện như: e ngại - rụt rè khi đứng
trước đám đông, thờ ơ với những hoạt động xã hội, tự ti và mặc cảm về bản
thân,…Và đó được coi là tiền đề cho sự xuất hiện các dấu hiệu của triệu chứng
tâm lý: tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, trầm cảm, stress, rối loạn hành vi. Như vậy ở
nhóm trẻ sự tự tin có tác động vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển
tâm sinh lý.
Làm thể nào để rèn luyện sự tự tin?
Ø Tin
vào chính mình và dẹp bỏ nỗi sợ hãi: loại bỏ nỗi sợ, dám vượt
lên chính mình, bước ra khỏi vỏ bọc an toàn của bản thân. Hãy luôn tự nhủ với bản
thân rằng : “mình làm được”, mình sẽ thành công” để tiếp thêm năng lượng cho bản
thân mỗi ngày.
Ø Khám
phá thế mạnh của bản thân: Mỗi người sinh ra đều có một thế mạnh
riêng. Tuy nhiên, những người thiếu tự tin luôn so sánh bản thân với người
khác, cho rằng mình không có năng lực. Trên thực tế, bạn chỉ chưa khám phá được
hết tiềm năng của bản thân mà chỉ nhìn vào thế mạnh của người khác, không nhận
ra thế mạnh của mình.
Ø Dám
thách thức giới hạn: Hãy đưa bản thân thoát khỏi giới hạn “an
toàn”, thay vì những điều mà bạn luôn cảm thấy e dè, ngại ngùng hay sợ hãi. Bạn
cần đương đầu với những thách thức, rào cản và thử làm những điều mà mình chưa
dám thực hiện.
Ø Chọn
cho mình một hình mẫu để hướng tới: Bạn có thể biến những điều
mà hình mẫu để hướng tới thành động lực. Từ đó xây dựng những mục tiêu phù hợp
và không ngừng cố gắng để đạt được. Bên cạnh đó hãy luôn tin rằng bản thân sẽ
làm được.
Ø Tập
nói chuyện trước gương để rèn luyện sự tự tin: Nếu
bạn thường hay bị run, khó thở, tim đập nhanh quá mức mỗi khi chuẩn bị phát biểu
thì có thể học cách hít thở. Nhịp thở đều giúp giảm cảm giác lo lắng run rẩy
quá mức. Và đứng trước gương bạn sẽ có thể quan sát được chính diện trạng thái
của bản thân và điều chỉnh phù hợp hơn.
Một số hoạt động học viên rèn luyện kỹ
năng để tăng sự tự tin:
Thảo luận: Với
một trường hợp được đưa ra gắn liền với thực tế trong trường học, các học viên
cùng nhau trao đổi và đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân dựa trên mỗi cá nhân
trong trường hợp đó. Bên cạnh đó các
học viên cùng nhau thảo luận về việc làm thế nào để rèn luyện được sự tự tin.
Chia sẻ - trao đổi câu chuyện về sự tự
tin:
Các học viên cùng nhau lần lượt chia sẻ về câu chuyện của sự tự tin mà bản thân
đã từng chứng kiến trong cuộc sống,
của
chính bản thân đã từng trải qua trong quá
khứ. Cùng nhau đưa ra các ví dụ minh
chứng có sức ảnh hưởng lớn về sự tự tin.
- Học viên MC chia sẻ:
Trước kia em rất muốn được tham gia vẽ báo tường cho lớp nhưng em không dám
xung phong. Sau khi em thấy có vài bạn dơ tay, em mới dám dơ tay nhưng thấp. Và
cô giáo đã thấy và cũng chọn em, vào ngày hoàn thành báo tường thì các bạn và
cô giáo đều khen em vẽ đẹp. Từ ngày đó em cũng tự tin trong việc xung phong
tham gia các hoạt động của lớp hơn, có thể phát biểu trước cả lớp nữa ạ.
Chăm sóc sức khỏe tốt: Hãy luôn có một trạng thái tích cực và tin rằng bản thân
có thể làm được, bên cạnh đó là một sức khỏe tốt thông qua các hoạt động rèn
luyện thể chất. Bởi khi cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta sẽ có một tinh thần thoải
mái và đem lại hiệu quả trong mọi công việc.
Đọc những cuốn sách
truyền cảm hứng: Từ những câu
chuyện có thực được viết lại của các tác giả nổi tiếng về việc đã chinh
phục được mọi trở ngại trong cuộc sống
để đạt được thành tựu to lớn. Qua đó sẽ giúp bạn có thêm niềm tin vào chính bản
thân mình hơn, và thấy được những con người thành công đó đều tự tin vượt qua mọi
sóng gió trong cuộc sống.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi tình huống:
Khi bắt đầu thực hiện một việc nào đó, bạn có thể chuẩn bị một vài phương án dự
phòng cho trường hợp không mong muốn xảy ra. Điều này vừa giúp chúng ta ứng phó
nhanh chóng, kịp thời mà còn làm cho chúng ta trở nên an tâm, tự tin hơn khi thực
hiện công việc.
Thông qua các hoạt động tập thể:
Từ các hoạt động đề cao sự đoàn kết, gắn bó thông qua tập thể, nhóm, cộng đồng
làm chúng ta có thêm nhiều sự tương tác qua lại. Giúp chúng ta cởi mở hơn, dễ
dàng giao tiếp một cách tự nhiên. Vì vậy việc tham gia các hoạt động tập thể
cũng góp phần rèn luyện sự tự tin một cách hiệu quả.
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Tiến
Giáo viên lớp kỹ năng xã hội Online
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Trung tâm Hừng Đông cơ sở Thanh Hoa tiếp nhận sinh viên Khoa Tâm lý học - Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập đợt 1 năm 2025
- Gen Z – Thế hệ công nghệ số và những thách thức cần được quan tâm
- Trung tâm Hừng Đông – Cơ sở Thanh Hoa chuyển địa chỉ: Hướng tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ
- Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
- Kết nối với các trường mầm non trong khu vực sàng lọc miễn phí cho trẻ có rối loạn phát triển