Những thành tựu tiêu biểu của Trung tâm Hừng Đông năm 2017 và định hướng hoạt động, phát triển năm 2018

Ngày 2-1-2018
Năm 2017, Trung tâm Hừng Đông đã đạt được nhiều thành tựu và để lại nhiều dấu ấn để toàn thể cán bộ, ban lãnh đạo tin tưởng, hứng khởi và có thêm động lực cho năm 2018.

Sau một năm vất vả nhưng nhiều cố gắng, nỗ lực, toàn thể cán bộ và ban lãnh đạo của Trung tâm Hừng Đông cảm thấy vui và tự hào vì những thành tích đã đạt được:

1. Trung tâm đã thực hiện được đánh giá, chẩn đoán và tư vấn tổng cộng 326 trẻ tại các cơ sở ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vĩnh Yên, và Đà Nẵng, trong đó có một số trẻ người nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.
2. Tư vấn tâm lý cho nhiều thân chủ các có vấn đề cảm xúc, mối quan hệ, trong đó có cả người nước ngoài.
3. Can thiệp sớm tổng cộng 81 trẻ ở 3 cơ sở tại Hoàng Hoa Thám, lớp can thiệp trong trường mầm non Việt-Bun và Kim Giang.
4. Lớp kỹ năng xã hội vào buổi tối và cuối tuần đã hỗ trợ tổng 43 trẻ ở 2 cơ sở tại Hoàng Hoa Thám và Kim Giang.
5. Trong năm 2017, Trung tâm Hừng Đông đã mở được 6 đợt tập huấn/đào tạo lớn và nhỏ, bao gồm: Tổ chức hoạt động nhóm nhằm tăng cường sự tương tác và kỹ năng chơi của con; Lên chương trinh can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển; Chia sẻ về cách giao tiếp với phụ huynh; Nhai và nuốt cho trẻ rối loạn phát triển; Kiến thức, kỹ năng sàng lọc và đánh giá rối loạn phát triển; Trao đổi về dạy kiến thức giới tính cho trẻ có rối loạn phát triển.
6. 2017 là năm “nở rộ” về nghiên cứu của Trung tâm Hừng Đông. Nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp dựa trên cộng đồng, viết bằng tiếng Anh cho Hội thảo lần thứ nhất về rối loạn phát triển của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: “Establishment of theoretical and empirical bases of community-based behavioral intervention for children with autism spectrum disorders in Vietnam”; và trong kỷ yếu của Hội TLGDVN ở ĐH Hùng Vương. Nghiên cứu về kỹ thuật phân tích nhiệm vụ đăng trong tạp chí khoa học giáo dục của ĐHSP Hà Nội “Phân tích nhiệm vụ cho các mục tiêu trong can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỉ”. Nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp kỹ năng xã hội được đăng trong kỷ yếu của Hội TLGDVN ở ĐH Hùng Vương “Đánh giá hiệu quả của can thiệp kỹ năng xã hội cho thanh niên tự kỷ chức năng cao: Báo cáo nghiên cứu trường hợp
7. Hỗ trợ Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức thành công hội thảo quốc tế “Ứng dụng tâm lý học, giáo dục học vào can thiệp rối loạn phát triển”, tổ chức vào ngày 20/05 tại ĐH Hùng Vương, TP. Việt Trì, Phú Thọ. Cán bộ trung tâm đã tham gia 6 bài tham luận hội thảo có chất lượng.
8. Tham gia hoạt động cùng Mạng lưới các cơ sở can thiệp trẻ Rối loạn phát triển, đạt giải 3 trong cuộc thi Giáo viên giỏi cấp mạng lưới.
9. Tổ chức thành công hoạt động kết hợp cùng Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam “Hỗ trợ trẻ em tham dự lớp học phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ tại cộng đồng”, với số trẻ/gia đình được hưởng lợi là 50 trẻ từ Hà Nội và Bắc Ninh. Đây là năm thứ hai Trung tâm tổ chức hoạt động này và chất lượng và quy trình đã thuần thục và hiệu quả hơn.
10. Trung tâm là cố vấn chuyên môn, đồng thời giới thiệu một số trẻ đang nhận dịch vụ can thiệp của Trung tâm cho Chương trình Best Buddies - Đôi bạn thân năm 2017 được tổ chức bởi Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC). 
11. Trong năm 2017, Trung tâm đã tiếp nhận các nhóm sinh viên ở các khoa tâm lý, tâm lý-giáo dục, công tác xã hội từ 7 trường đại học trên địa bàn Hà Nội đến thực hành môn và thực tập. Và nhận được rất nhiều sự tin tưởng của khoa của trường Đại học khi giới thiệu sinh viên đến kiến tập, thực tập.
12. Trung tâm vinh dự nhận được sự tin tưởng của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) khi được liên hệ thực hiện các phóng sự liên quan đến truyền thông về trẻ tự kỷ, như các phim tài liệu: “Nhận thức về tự kỷ”, “Tương lai nào cho con” và “Dạy trẻ tự kỷ - Nghề đặc biệt
13. Công Đoàn của Trung tâm tiếp tục hoạt động hiệu quả trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, nhân viên.
14. Quỹ trẻ em Hừng Đông đã tập trung thu hút được các nguồn hỗ trợ, và từ đó tổ chức được nhiều hoạt động cho trẻ em của Trung tâm, đặc biệt là các trẻ em khó khăn.
15. Với mong muốn trẻ có thể ứng dụng những kỹ năng đã học tại trung tâm và tại nhà vào môi trường sống, môi trường xã hội, Trung tâm đã tổ chức thường nên các hoạt động ngoại khá hàng tuần và hàng tháng. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các hoạt động ngoại khoá qua đêm, không có sự tham gia của phụ huynh, chỉ có sự hướng dẫn/hỗ trợ của giáo viên, để tăng khả năng tự lập cho trẻ như: Hoạt động “Vui tết thiếu nhi” tại Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Yên;  Hoạt động “Mừng khai giảng” tại bản Rõm – Sóc Sơn; Hoạt động cộng đồng: Tham dự ngày hội “Vòng tay yêu thương” – tại Cung thiếu nhi Hà Nội
16. Tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ: Hội thảo tập huấn tại Thanh Hóa về “Can thiệp ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ rối loạn phát triển” do ThS. Trương Thị Loan; Tập huấn “Trị liệu Hoạt động” của đoàn chuyên gia từ Trường Đại học bang San José được tổ chức tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Trung tâm Hừng Đông đang dần khẳng định tên tuổi và vị thế giữa cơ sở cung cấp dịch vụ đánh giá, tư vấn và can thiệp trẻ rối loạn phát triển có chất lượng cao và uy tín. Không chỉ vậy, Trung tâm Hừng Đông đang định hình dần để trở thành một cơ sở hàng đầu về nghiên cứu khoa học, thực hành, cung cấp dịch vụ, chuyển giao tri thức – công nghệ, có vai trò định hướng về chuyên môn và chất lượng cho lĩnh vực rối loạn phát triển ở Việt Nam.

Trong năm 2018, Trung tâm có một số định hướng phát triển như: Mở rộng Trung tâm về diện tích, cơ sở vật chất; Tăng lương cho cán bộ; Phát triển các dịch vụ và sản phẩm mang tính trí tuệ nhiều hơn; Tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu phát triển như nghiên cứu khoa học về các phương pháp can thiệp, công cụ đánh giá; Tiếp tục chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa dịch vụ; Xây dựng nhóm cán bộ/giáo viên với các kỹ năng chuyên sâu, chuyên môn hóa.

Trung tâm Hừng Đông.

Tin liên quan

Tin đã đăng