Cùng hiểu hơn về khuyết tật học tập

1. Khái niệm:
Khuyết tật học tập
là học sinh có biểu hiện chậm trong việc tiếp thu và sử dụng một số kỹ năng nhất
định trong học tập ở một hoặc một số môn học, đặc biệt trong việc học đọc, viết
và thực hiện các phép tính toán so với học sinh bình thường
từ một đến vài năm tuy nhiên những học sinh này không gặp khó khăn quá lớn về các kỹ năng sống trong nhà trường và ngoài xã hội.
2. Nguyên nhân:
Cho đến nay có nhiều giả thuyết về nguyên nhân, tuy nhiên còn chưa rõ
ràng, các nghiên cứu hướng nhiều tới nguyên nhân do trung khu thần kinh bị tổn thương về chức năng. Các
khuyết tật khác như khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ, vấn đề về tâm
lý tình cảm và các nguyên nhân môi trường không phải là nguyên nhân trực
tiếp gây ra tình trạng của trẻ.
3. Một số khó khăn trẻ có khó khăn về học thường gặp:
Mặc dù nhận
được sự chăm sóc giáo dục như các học sinh khác nhưng học sinh khó khăn về học
vẫn gặp phải những khó khăn đặc trưng sau:
- Chênh lệch giữa trí thông
minh thực tế (kỹ năng sống) và trí thông minh học tập (kết quả học tập tại
trường).
- Khó khăn khi đánh vần,
đọc, viết Tiếng Việt, hoặc thực hiện các phép tính toán. Kết quả học tập về môn
Toán hoặc môn tiếng Việt thấp hơn hẳn so với các bạn cùng lớp từ một đến vài
năm.
- Kết quả học tập thấp
không phải do lười biếng hay bị các khuyết tật khác như khiếm thính; khiếm thị,
khuyết tật trí tuệ, khuyết tật vận động; mắc các rối loạn cảm xúc hoặc ít có cơ
hội học tập.
- Học sinh thường thiếu tự
tin, ít hướng thú với hoạt động học tập.
- Hầu hết những học sinh này ở độ tuổi thiếu nhi thường có kết quả học tập
rất kém, đặc biệt là điểm số thường rất thấp trong các môn tập đọc, chính tả, tập
làm văn và làm toán.
- Các kỹ năng cơ bản ở những học sinh này ngày
càng bị mai một đi, nhất là vào những năm cuối cấp nếu không được học tập trong
một môi trường phù hợp.
- Phần lớn học sinh ở độ tuổi này thường không
có khả năng học các môn học sử dụng nhiều đến những kỹ năng. HS thường học rất
kém trong việc trả lời vấn đáp, ghi chép, nghe hiểu, đọc lướt, phát hiện và chữa
lỗi sai.
4. Phân loại:
Trong
thực thế người ta thường gặp các dạng trẻ khó khăn về học sau: 1) Khó khăn về đọc;
2) Khó khăn về viết và 3) Khó khăn về tính toán. Một học sinh khó khăn về học
có thể mắc một, hai hoặc cả ba dạng khó khăn trên. Trong đó 80% học sinh có khó
khăn về đọc từ mức độ nặng (mù đọc) đến khó đọc. Học sinh khó đọc đều hạn chế
ít nhiều về khả năng viết và tính toán. Rất ít học sinh có khó khăn đơn thuần về
viết.
5. Dấu hiệu nào để nhận biết được học sinh khó
khăn về học
Trẻ khó khăn về đọc có các dấu hiệu sau đây:
5.1. Với trẻ bắt đầu vào lớp 1:
- Khi quan sát tranh trẻ thường ít chú ý đến
các chi tiết, nội dung.
- Khi được nghe kể chuyện trẻ gặp khó khăn
trong việc nhớ nội dung, diễn biến và các chi tiết của câu chuyện.
- Trẻ thường có vấn đề về giao tiếp như:
nói không rõ, bỏ phụ âm cuối, phát âm sai, ngắt nghỉ không đúng chỗ, ngữ điệu
không phù hợp; không gọi đúng tên của những vật thông dụng, chậm nhớ thông tin.
- Trẻ tiếp thu chậm các biểu tượng và chữ
cái.
5.2. Với học sinh ở các lớp trên:
Ba tiêu
chí quan trọng nhất trong đánh giá kỹ năng đọc bao gồm: 1) tốc độ đọc thành tiếng,
2) số lỗi đọc sai và 3) khả năng hiểu văn bản. Thông thường, một trẻ được xác
định là có khó khăn về đọc khi tốc độ đọc thành tiếng thấp hơn hẳn so với chuẩn
tối thiểu (lớp trẻ đang theo học), số lỗi đọc sai nhiều và khả năng hiểu văn bản
vừa đọc hạn chế. Trong đó, chuẩn tốc độ đọc thành tiếng: Lớp 1: 30 tiếng/phút;
lớp 2: 50 tiếng/phút; lớp 3: 70 tiếng/phút; lớp 4: 90 tiếng/phút; lớp 5: 100 tiếng/phút.
+ Không đọc
được (mù đọc)
+ Đọc vẹt
(bắt chước lại một cách máy móc cách đọc bài của cô và bạn mà không nhìn vào
chữ).
+ Đọc được
nhưng có những hạn chế sau:
ü Tốc độ đọc chậm hơn hẳn so với các bạn
cùng lớp.
ü Mắc nhiều lỗi sai khi đọc: không đọc được
đúng các từ trong bài đọc; không phân tích được từ thành từng âm và vần; thêm từ,
bớt từ, thay từ, đảo từ; bỏ dòng, lặp lại dòng khi đọc; không biết ngắt hơi ở dấu
phẩy và nghỉ hơi ở dấu chấm.
ü Hiểu rất ít hoặc không hiểu nội dung bài đọc.
Những dấu hiệu của trẻ khó khăn về viết
ü Không viết được.
ü Viết được nhưng kém hơn hẳn so
với các bạn cùng lớp về: tốc độ viết, cách trình bày bài viết, số lỗi chính tả,
lỗi sử dụng các dấu chấm câu và sử dụng không đúng các quy tắc ngữ pháp.
ü
Hạn chế trong việc hoàn thành các bài tập làm văn: sử
dụng rất ít từ ngữ; từ ngữ không linh hoạt; không biết vận dụng các biện pháp để
hoàn thành bài tập làm văn hiệu quả.
-
Những dấu hiệu của trẻ khó khăn về toán
ü Khó khăn trong việc đếm đọc, viết và so
sánh các chữ số; mắc nhiều lỗi khi thực hiện 4 phép tính cơ bản nhất là với các
số có nhiều chữ số; số thập phân và phân số.
ü Khó khăn trong việc nhận biết và chuyển đổi
các đơn vị đo (độ dài, khối lượng, thời gian).
ü Khó khăn trong việc phân biệt các yếu tố
hình học và áp dụng công thức để tính chu vi, diện tích và thể tích các hình cơ
bản.
ü Khó hình dung và tạo mối liên hệ giữa yêu
cầu của bài toán với việc giải bài nên rất hạn chế trong việc giải các bài toán
có lời văn.
6. Hỗ trợ và can thiệp cho trẻ có khó khăn
về học.
ở mỗi dạng khó khăn của trẻ cần có sự hỗ trợ theo một cách đặc biệt cụ
thể.
6.1. Dạy đọc cho trẻ có khó khăn về học
- Tạo niềm tin và xây dựng động cơ học đọc: Khi không đọc được hoặc đọc kém trẻ sẽ ít
hứng thú và lảng tránh việc đọc. Vì thế, bước đầu tiên giúp trẻ học đọc hiệu quả
là tạo niềm tin và động cơ học đọc.
- Xác định điểm mạnh và khó khăn khi đọc: Để hoạt động dạy đọc phù hợp với trẻ, việc
xác định đúng khả năng và nhu cầu học đọc là rất quan trọng.
6.2. Dạy viết cho trẻ có khó khăn về học
- Tăng cường sử dụng đồ dùng trực
quan trên lớp.
- Lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với
khả năng và nhu cầu của học sinh khó khăn về viết bằng cách rút bớt yêu cầu và
cho học sinh thêm thời gian để hoàn thành bài viết.
- Sử dụng nhiều hình thức kiểm
tra như: giao cho học sinh một trang viết với những câu rời rạc; cùng học sinh
sắp xếp các câu đó trở thành một bài tập làm văn hoàn chỉnh; tổ chức kể những
câu chuyện có kết thúc mở và khuyến khích học sinh tưởng tượng ra kết thúc mới...
6.3. Dạy toán cho trẻ có khó khăn về học
Khi thực hiện một phép tính học sinh cần phải tiến hành qua nhiều bước: đặt tính, áp dụng qui
tắc tính, làm tính, ghi kết quả, ...
Ngoài ra những cách như:
•
Dạy học sinh
các chiến lược học tập
•
Đưa ra các chỉ
dẫn chuyên biệt
•
Thay đổi môi
trường lớp học để giúp mọi thứ dễ dàng hơn
Ths Vũ Văn
Thuấn tổng hợp.
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Trung tâm Hừng Đông cơ sở Thanh Hoa tiếp nhận sinh viên Khoa Tâm lý học - Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập đợt 1 năm 2025
- Gen Z – Thế hệ công nghệ số và những thách thức cần được quan tâm
- Trung tâm Hừng Đông – Cơ sở Thanh Hoa chuyển địa chỉ: Hướng tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ
- Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
- Kết nối với các trường mầm non trong khu vực sàng lọc miễn phí cho trẻ có rối loạn phát triển