Rối loạn học tập đặc hiệu-chứng khó học toán

Một trong số những biểu hiện đó là trẻ mắc
rối loạn đặc hiệu. Chứng khó học toán (Dyscalculia) là một dạng rối loạn gây
khó khăn trong việc nhớ và hiểu để thao tác tính toán các con số và sự kiện
toán học.
2. Rối loạn tính toán
và các vấn đề kèm theo
Chứng khó học toán khiến trẻ gặp các vấn đề khác của cuộc sống
như:
- Khó khăn về đọc: Khó khăn về đọc rất
thường xuất hiện cùng rối loạn tính toán. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 43 –
65% trẻ em khó học toán cũng gặp khó khăn khi đọc.
- Rối loạn tăng động giảm
chú ý: Đôi
khi trẻ em có thể khó học toán do ảnh hưởng của chứng ADHD, một nghiên cứu chỉ
ra khoảng 11% những trẻ này gặp khó khăn liên quan đến tính toán.
- Kỹ năng: Khả năng học toán có
thể bị ảnh hưởng nếu bạn có vấn đề trong các kỹ năng quan trọng như ghi nhớ,
suy nghĩ, lập kế hoạch, tổ chức…
- Cảm xúc: Trẻ cảm thấy lo lắng
khi học toán sẽ tiếp khó thu những kiến thức của môn toán và thành tích đạt
không được cao. Một số trẻ sẽ tị ti, mặc cảm vì mình thường mắc những lỗi,
không được điểm như sự kỳ vọng
3. Nguyên nhân
Cho đến thời điểm hiện tại, các khiếm khuyết về khả năng
toán học chưa rõ ràng nguyên nhân gây ra một số nghiên cứu hướng tới sự bất thường
do hoạt động chức năng của não bộ và một số yêu tố nguy cơ như chấn thương sọ
não, do gen, di truyền.
4. Dấu hiệu
Chứng khó học toán có thể có những dấu hiệu khác nhau tùy mỗi
trẻ. Một số dấu hiệu xuất hiện sớm nhất là ở độ tuổi mẫu giáo và thường rõ ràng
hơn khi trẻ lớn hơn.
Ở trẻ dưới 5 tuổi: Tuy trẻ chưa học toán
một cách bài bản nhưng cũng sẽ có một số dấu hiệu như:
- Gặp khó khăn trong việc học đếm, thường đếm sót số dù các
bạn cùng trang lứa đã có thể đếm chính xác.
- Khó khăn trong việc
nhận ra thứ tự sắp xếp các vật, trong việc đếm nhịp khi nhảy
- Khó khăn trong việc
đọc số.
- Khó hiểu ý nghĩa của việc đếm số.
- Nhớ sai tên. Nhận diện tên/ khuôn mặt kém. Có thể thay thế
tên bắt đầu bằng cùng một chữ cái.
Ở Trẻ trên 5 tuổi: Khi bắt đầu học môn
toán, từ cơ bản đến phức tạp ở trẻ có thể có một số dấu hiệu sau đây:
- Khó khăn trong việc học cách xem giờ trên đồng hồ kim.
- Khó khăn trong xác định hai con số nào lớn hơn, với bảng
tính cộng trừ, nhân, chia, tính nhẩm.
- Đạt kết quả không đồng đều trong phép tính liên quan tới
toán (cộng, trừ, nhân và chia)
- Nhận thức kém về không gian, về hình dạng, khoảng cách, về
khối lượng dường giống như phỏng đoán
- Khó khăn với thời gian, phương hướng, hồi tưởng lại lịch
trình, chuỗi các sự kiện, tư duy thời gian trong quá khứ
- Trí nhớ kém về các khái niệm toán học; Khó khăn khi đọc
các kí hiệu âm nhạc
- Khó khăn trong tính nhẩm về ước lượng phép đo hoặc khoảng
cách của một sự vật.
- Dễ nhầm lẫn khi viết, đọc, ghi nhớ xảy ra trong các trường
hợp: cộng số, thay thế, hoán vị, quên không làm tròn số, đảo ngược số.
- Khả năng nắm bắt và ghi nhớ các khái niệm toán học, các
quy tắc, công thức và trình tự thấp
- Khả năng tập trung vào công việc thấp.
Khó khăn này sẽ được cải thiện khi chúng ta hướng dẫn và
luyện tập cho trẻ một số chiến lược để trẻ cải thiện kỹ năng toán học và ứng
phó phù hợp với các khó khăn đó.
Nghiêm Thị Quỳnh và Vũ Văn Thuấn tổng hợp.
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Trung tâm Hừng Đông cơ sở Thanh Hoa tiếp nhận sinh viên Khoa Tâm lý học - Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập đợt 1 năm 2025
- Gen Z – Thế hệ công nghệ số và những thách thức cần được quan tâm
- Trung tâm Hừng Đông – Cơ sở Thanh Hoa chuyển địa chỉ: Hướng tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ
- Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
- Kết nối với các trường mầm non trong khu vực sàng lọc miễn phí cho trẻ có rối loạn phát triển